Cách vệ sinh điện thoại ngừa Covid-19

Những điều cần tránh khi lau chùi điện thoại

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, giữ tay và smartphone sạch sẽ có thể giúp bảo vệ bạn trước virus.

Tay của chúng ta tiếp xúc rất nhiều thứ, vi khuẩn từ chúng sẽ nằm lên bàn tay và ngón tay, sau đó được đưa vào smartphone rồi tiến đến mũi, mắt hoặc miệng của bạn. Đó là lý do nhiều nghiên cứu khẳng định điện thoại là ổ chứa vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm.

Bài viết này xin giới thiệu những phương pháp vệ sinh điện thoại hiệu quả đồng thời là các vật dụng, chất tẩy rửa không nên sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến màn hình của sản phẩm. Bên cạnh việc vệ sinh điện thoại, hãy thường xuyên rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


Hãy đảm bảo bạn đang vệ sinh điện thoại đúng cách. (Ảnh: CNET).

Vệ sinh dấu vân tay trên màn hình

Rất khó để tránh vân tay bám lên màn hình điện thoại vì da tay bạn luôn tiết mồ hôi. Khi cần lau sạch dấu vân tay, cách đơn giản nhất là dùng khăn microfiber rồi lau nhẹ lên màn hình. Nếu màn hình có bụi hay những vết bẩn cứng đầu, dùng nước cất làm ẩm khăn rồi lau, tránh phun nước trực tiếp.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho mặt lưng và cạnh bên điện thoại. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng miếng dán hút bụi (dùng làm sạch màn hình trước khi dán miếng bảo vệ) để nhanh chóng làm sạch mặt trước, mặt lưng điện thoại.

Loại bỏ bụi trong cổng sạc

Sau thời gian dài sử dụng, bụi và thậm chí cát sẽ đóng lại trong cổng sạc, cổng tai nghe gây nhiều khó khăn trong việc kết nối thiết bị. Phần tiếp giáp giữa màn hình và thân máy cũng là nơi trú ngụ ưa thích của bụi bẩn.

Bạn có thể sử dụng các loại băng keo hút bụi như Scotch, cắt một mảnh nhỏ, cuộn tròn rồi nhẹ nhàng đặt vào cổng cắm. Di chuyển miếng băng keo dọc theo chiều dài cổng cắm để lấy hết bụi, hạt cát nhỏ bám bên trong. Riêng các lỗ loa, sử dụng tăm hoặc đầu thổi bụi nhỏ để làm sạch bụi bẩn.

Khử trùng điện thoại

Nếu cầm điện thoại sau khi tiếp xúc thịt sống, tay nắm cửa nơi công cộng, bạn sẽ muốn làm làm sạch nó bằng cồn. Tuy nhiên trên thực tế, sử dụng cồn (thậm chí pha loãng với nước) là sai vì nó có thể phá hủy lớp bảo vệ màn hình oleophobic (không thấm mồ hôi tay) hoặc hydrophobic (không thấm nước).

Ngoài ra, cũng không nên sử dụng rượu hoặc dung dịch tẩy rửa vì chúng chứa chất ăn mòn. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn microfiber thấm nước hoặc chiếu dưới đèn UV để khử trùng điện thoại.

Cổng kết nối, lỗ loa dính bụi là một trong những phần khó vệ sinh của điện thoại. Ảnh: Digital Trends.

Không sử dụng chất tẩy trang

Với những bạn thường xuyên trang điểm, phấn son rất dễ dính lên điện thoại mỗi khi nghe máy. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chất tẩy trang để lau phần trang điểm bám lên màn hình vì một số loại hóa chất có thể gây hư hại.

Dụng cụ được khuyên dùng để làm sạch phấn trang điểm trên điện thoại là dung dịch làm sạch không mùi đảm bảo an toàn đến từ Whoosh.

Tất nhiên, bạn có thể dùng khăn microfiber ẩm để làm sạch, lưu ý nên dùng bình xịt thay vì đổ nước trực tiếp lên khăn.

Điện thoại chống nước, có nên nhúng nước để rửa?

Nếu sử dụng những chiếc điện thoại chống nước (chuẩn kháng nước/bụi từ IP67 trở lên), bạn có thể rửa sạch chúng bằng cách đặt dưới vòi nước chảy nhẹ. Nếu không, hãy sử dụng khăn ướt để lau chùi, sau đó lau lại bằng khăn khô, đảm bảo các cổng kết nối, lỗ loa hoàn toàn khô ráo.

Nếu nhúng vào nước hoặc rửa dưới vòi nước chảy, hãy lưu ý đến cổng sạc vì bạn cần làm chúng hoàn toàn khô ráo, điều đó có thể gây mất thời gian. Nhớ rằng tính năng chống nước trên điện thoại chống nước chỉ giúp bạn yên tâm chứ không phải để lạm dụng.

Đừng bao giờ vệ sinh điện thoại bằng những thứ này

  • Nước rửa kính: Một số điện thoại trang bị lớp chống chói và vân tay, nó có thể bị ăn mòn nếu tiếp xúc với nước rửa kính. Việc sử dụng chất tẩy rửa mạnh cũng khiến màn hình dễ trầy hơn.
  • Bình xịt rửa nhà bếp: Các hãng như Apple không khuyến khích sử dụng sản phẩm tẩy rửa gia dụng để làm sạch iPhone vì có thể gây hại lớp phủ bảo vệ màn hình.
  • Giấy vệ sinh: Những mảnh giấy có thể vỡ vụn khi lau nên rất dễ tạo ra vết hằn, thậm chí làm xước màn hình điện thoại.
  • Rượu xát (isopropyl): Một lần nữa, các dung dịch này có thể ăn mòn lớp phủ bảo vệ màn hình. Hãy kiểm tra nồng độ cồn trong dung dịch, tốt nhất là không sử dụng.
  • Chất tẩy trang: Chất tẩy trang có thể gây hư hại cho bề mặt sản phẩm. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn mềm thấm nước.
  • Bình khí nén: Các thành phần của điện thoại rất nhạy cảm, do đó các sản phẩm thổi khí mạnh như bình xịt khí nén có thể gây hư hỏng một số bộ phận, đặc biệt là micro.
  • Xà phòng, nước rửa chén: Cũng giống nước ra kính hay bình xịt nhà bếp, các loại nước rửa chén, xà phòng cũng có thể ăn mòn lớp phủ bảo vệ màn hình.
  • Giấm: Chỉ nên vệ sinh điện thoại bằng giấm pha thật loãng, hoặc pha với nước cất theo tỉ lệ 50/50 để làm sạch các cạnh bên và mặt lưng, không phải màn hình.
  • Khăn lau khử trùng: Cảnh báo trên bao bì ghi rõ bạn nên rửa tay sau mỗi lần lau bằng khăn, do đó dùng chúng để lau điện thoại (sau đó tiếp xúc với tay) không phải ý tưởng hay. Những loại khăn chứa cồn này sẽ ăn mòn lớp chống phủ chống mồ hôi tay.
  • Oxy già: Hydrogen Peroxide, hay ô-xy già, là dung dịch vệ sinh vết thương phổ biến trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Ngoài ra, hợp chất này còn được sử dụng trong sản xuất chất khử mùi và tẩy trắng. Apple cho biết Hydrogen Peroxide có thể gây hư hại bề mặt thiết bị.
  • Amoniac: Amoniac được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là trong hóa mỹ phẩm. Dung dịch amoniac có thể được sử dụng như dung môi, có khả năng hòa tan kim loại kiềm (như lithium). Hợp chất này thường xuất hiện trong chất tẩy bề mặt kính, thuốc tẩy tóc hay bình xịt rửa nhà bếp. Do sở hữu đặc tính như dung môi, các chất tẩy rửa chứa amoniac được Apple khuyến cáo tránh sử dụng.

Đang "mặn nồng" với Elon Musk, tỷ phú Nhật gây "sốc" khi đột ngột bỏ SpaceX nhảy sang tàu Roscosmos của Nga!

Top 5 đặc sản "ăn tươi nuốt sống" ở Hàn Quốc khiến thực khách "rùng mình"

Điều gì xảy ra nếu khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng giảm chỉ còn một nửa?

Cập nhật: 23/07/2021 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video