Cảm ứng đa điểm từ mọi mặt phẳng

Darren Lim, một thanh niên 19 tuổi người Singapore, cùng với người bạn học Lai Xue của mình, đã lập nên một công ty startup về công nghệ có tên Ractiv, và thành quả đầu tiên của họ là Haptix, một thiết bị có thể chuyển đổi những bề mặt bình thường thành một giao diện cảm ứng đa điểm.

Trong quãng thời gian theo học tại Thành Đô, Trung Quốc, Darren và Xue đã từng tham gia nhiều hội chợ khoa học của Intel, nơi đã hoàn thiện những ý tưởng của cậu.Và khi đã trở nên quan tâm nhiều hơn đến việc sản xuất thiết bị hơn là sử dụng chúng, Darren lên kế hoạch thành lập một công ty startup (khởi nghiệp).

Sau hai năm tham gia nghĩa vụ quân sự, Darren đã bàn bạc ý tưởng của mình với Xue, một tín đồ công nghệ đã trở thành một kỹ sư của Intel khi mới 18 tuổi. Darren cảm thấy rằng đã đến lúc để bước ra khỏi "vùng an toàn" của mình.

Đội ngũ năm người của Darren đang nghiên cứu trong một lĩnh vực hot của công nghệ, đó là điều khiển bằng chuyển động 3D. Công ty của họ có tên Ractiv, và sản phẩm đầu tiên của nó là Haptix, một thiết bị có thể chuyển đổi những bề mặt bình thường thành một giao diện cảm ứng đa điểm. Ractiv tin rằng việc điều khiển bằng chuyển động 3D là một trong những yếu tố then chốt để mở ra một thời kỳ mới, với những chiếc máy tính ở khắp mọi nơi.

"Cảm ứng chuyển động và điều khiển bằng giọng nói có thể là cách để giảm sự sao nhãng khi sử dụng điện thoại trong lúc lái xe" – Darrent nói – "Những công nghệ này sẽ không hoàn toàn thay thế bàn phím và chuột, nhưng chúng sẽ trở nên thông dụng hơn nhiều".

Thực lòng mà nói, Haptix cũng giống như rất nhiều dự án trước đó. Ở MIT từng một nguyên mẫu Sixth Sense nổi tiếng đã gây tiếng vang tại hội nghị TED (hội nghị về Công nghệ - Giải trí – Thiết kế). Các nhà nghiên cứu tại đại học Purdue cũng đang sử dụng Kinect để biến các bề mặt thành màn hình cảm ứng. Một công ty có tên Ubi Interactive cũng đang cố gắng thương mại hóa ý tưởng này. Nhưng đây vẫn chưa phải là xu thế chung.

Trở lại với Haptix. Công ty của Darren đã đưa ra một cách tiếp cận mới trong vấn đề này, và họ vừa khởi động chiến dịch gây quỹ trên trang Kickstarter để công bố rộng rãi ý định của mình.

Dưới đây là cách vắn tắt – mặc dù hơi mơ hồ - để mô tả Haptix: nó là phiên bản mới của chiếc điều khiển của Leap Motion nhưng không còn vấn đề về "cánh tay gorilla" (vẫn phải dùng cả cánh tay để điều khiển máy tính), hoặc ít ra đó là định hướng của Ractiv.

Về cơ bản, cả hai thiết bị này có khá nhiều điểm tương đồng khi mới nhìn lần đầu. Chúng đều cho phép chúng ta sử dụng những cử chỉ cảm ứng đa điểm trong không gian ba chiều, cùng có giá dưới 80 USD, dùng phản hồi thị giác thay cho phản hồi xúc giác, và thậm chí trông cũng giống nhau: Lớp vỏ kim loại bằng bạc với một "cửa sổ" màu đen cho các cảm biến.

Thực ra, sự phấn khích được khơi nguồn từ một video quảng cáo khá công phu mới là động lực khiến mọi người mua Leap Motion lúc đầu. Nhưng họ đã hoàn toàn thất vọng. Về cơ bản, Leap Motion đã hoạt động, nhưng nó vẫn yêu cầu bạn phải vẫy tay trong không khí, thay vì những gì công ty đã quảng cáo. Đó là những bài tập thể dục mà người dùng không cần. Và nếu như chuyển động ngón tay trong khi thả lỏng cánh tay về lý thuyết là có thể, vẫn chưa ai có thể nghĩ ra cách để làm thế với chiếc điều khiển Leap Motion của mình. Khả năng hoạt động của nó cũng bị phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng: càng tối càng tốt.

Nhưng nhìn qua một vài chi tiết thiết kế, Haptix có tiềm năng trở thành cái mà Leap Motion không thể: một sự thay thế thực sự cho việc sử dụng chuột. Trong clip giới thiệu, Haptix có thể được đặt trên đầu màn hình laptop, nghĩa là cảm biến của nó hướng xuống dưới thay vì lên trên. Thiết bị này cũng được thiết kế đặc biệt để mô phỏng cách thức sử dụng laptop: hai tay để thả lỏng trên bàn, các ngón tay gõ trên bàn phím. Điều này có nghĩa là Haptix có thể hoạt động trong khi bạn đang cúi xuống, giúp nó trở nên lý tưởng cho nghệ sĩ và kỹ sư khi họ muốn chụp lấy cây bút hoặc cây cọ vẽ.

Nhưng liệu ánh sáng có ảnh hưởng đến Haptix? Darrent nói là không. Thiết bị này hoạt động dựa trên một thuật toán mới, giúp cho nó có thể hoạt động trong bất cứ điều kiện ánh sáng nào.

Có thể chạy bằng hệ điều hành Windows hay Ubuntu trong phiên bản đầu tiên, Haptix có một mục tiêu doanh thu cụ thể: 100.000 USD. Với mức giá phải chăng của mình (59 USD), sản phẩm có vẻ đã có một khởi đầu tốt. Tuy nhiên, đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì họ cần phải hoàn thiện Haptix hơn nữa.

Theo Vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video