Canada nghiên cứu tầng bình lưu bằng khinh khí cầu

Cơ quan Hàng không vũ trụ Canada (CSA) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu không gian Pháp (CNES) vừa thử nghiệm thành công việc dùng khinh khí cầu đưa thiết bị nghiên cứu lên tầng bình lưu, mở ra một nền tảng mới, giúp tiết kiệm chi phí cho các nhà khoa học nước này trong việc thúc đẩy khoa học không gian phát triển.

Theo phóng viên tại Ottawa, ngày 12/9, chuyến bay thử nghiệm của khinh khí cầu có điều khiển từ xa được thực hiện tại thành phố Timmins, tỉnh Ontario, Canada.

Sau 10 giờ bay, kinh khí cầu đã “hạ cánh” xuống thị trấn Senneterre của tỉnh Quebec, cách nơi xuất phát khoảng 400km. Đây là một trong hai chuyến bay thử nghiệm thuộc thỏa thuận hợp tác khinh khí cầu tầng bình lưu của CSA với CNES.


Khinh khí cầu nghiên cứu tầng bình lưu. (Nguồn: CSA)

Trong lần thử nghiệm thứ nhất, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ khinh khí cầu tầng bình lưu mới nhất của CNES. Trong cuộc thử nghiệm lần hai, theo kế hoạch sẽ được tiến hành trong vài ngày tới, CNES sẽ sử dụng khinh khí cầu lớn nhất với chiều dài gần 324m, tương đương chiều cao của Tháp Eiffel.

CSA cho biết khinh khí cầu nghiên cứu tầng bình lưu có thể mang theo 1,75 tấn thiết bị mà không cần động cơ cũng như nhiên liệu và có thể đạt độ cao 42km, nơi quá thấp cho vệ tinh, quá cao cho máy bay trong khi nếu phóng tên lửa thì lại quá nhanh để có thể thu thập dữ liệu.

Các khinh khí cầu mang thiết bị nghiên cứu tầng bình lưu sẽ thu thập những số liệu quan trọng về môi trường và khí quyển Trái Đất cũng như giúp quan sát vũ trụ cho nghiên cứu thiên văn. Hơn nữa, kỹ thuật này giảm chí phí tới 40 lần so với việc phóng vệ tinh.

Chủ tịch CSA Walter Natynczyk khẳng định lần thử nghiệm khinh khí cầu nghiên cứu tầng bình lưu lịch sử này khởi đầu một cơ hội mới cho cộng đồng khoa học kỹ thuật Canada.

Ông cũng cho biết các nhà khoa học sẽ được hỗ trợ trong nghiên cứu thông qua các chuyến bay thường xuyên của khinh khí cầu nghiên cứu tầng bình lưu bắt đầu từ năm 2014. Hơn nữa, đây còn là kỹ thuật thân thiện với môi trường.

Kỹ thuật khinh khí cầu tầng bình lưu cũng thúc đẩy các công ty liên quan ở Canada tiếp tục cải thiện tính năng trong khi giảm kích thước và trọng lượng của những thiết bị phục vụ nghiên cứu không gian gắn theo các khinh khí cầu và vệ tinh.

Đi đầu trong số này là các công ty Xiphons và DPL Science Inc đều có trụ sở thành phố Montreal, tỉnh Quebec.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video