Theo hầu hết các thuyết khoa học thì Trái Đất đã có một khối khí nóng bỏng quay cuồng, lỏng rồi đặc dần dần.
Bề mặt Trái Đất được bao bọc bằng một cái vỏ bằng đá, dày độ vài ba chục kilomet. Càng đi sâu vào trong lòng đất, nhiệt độ càng cao. Ở độ sâu khoảng 20m trong lòng đất thì nhiệt độ đã tăng lên 10 độ C rồi.
Nếu đào sâu xuống lòng đất khoảng 3,5km thì nhiệt độ đó đủ để làm sôi nước. Nếu đào sâu thêm nữa, thí dụ, đến độ sâu khoảng 45km thì nhiệt độ ở đó sẽ là khoảng 12.500 độ C.
Ở nhiệt độ này, đá xanh cũng bắt đầu nóng chảy. Các nhà khoa học cho rằng ở trung tâm Trái Đất, nhiệt độ lên tới 60.000 độ C.
Vỏ Trái Đất gồm hai lớp, lớp trên tạo nên lục địa (kể cả phần đáy biển) và chất liệu cấu tạo nói chung là đá granite. Dưới lớp đá granite này là lớp đá đen rất cứng gọi là đá "bazan".
Lớp đá này làm nền nâng đỡ cả lục địa lẫn đáy đại dương. Trong lòng đất người ta cho rằng đó là trái cầu vĩ đại làm bằng sắt nóng chảy. Trái cầu này có bán kính khoảng 6.500km.
Tại sao một Trái Đất lại có tình trạng như vậy? Theo hầu hết các thuyết khoa học thì Mặt Trời và Trái Đất trước kia có mối quan hệ nào đấy.
Cũng theo hầu hết các thuyết khoa học thì Trái Đất đã có một khối khí nóng bỏng quay cuồng, lỏng rồi đặc dần dần và bắt đầu quay đều đặn quanh Mặt Trời.
Thời gian trôi đi, các khối khí ấy nguội dần và khối lượng kia từ từ thu nhỏ kích thước (vì nó trở nên đặc nên giảm thể tích).
Có một khối khí màu đỏ hình cầu quay vẫn quay theo quỹ đạo.
Khi quay như vậy, khối khí ấy dần dần có dạng trái cầu, nhưng nó vẫn nóng đỏ và quay theo quỹ đạo này vì sức hút của Mặt Trời.
Trái Đất từ từ nguội đi, vỏ của nó tạo nên bề mặt Trái Đất. Không ai biết chắc cần thời gian là bao lâu để vỏ Trái Đất hình thành. Nhưng ở phía dưới lớp vỏ thì ruột địa cầu vẫn còn nóng và đến ngày nay cũng vẫn vậy.