Càng nhiều ký sinh trùng càng sống lâu

Càng nhiều ký sinh trùng trong hệ sinh thái thì các vật chủ càng ít xác suất bị nhiễm ký sinh trùng. Các loại ký sinh trùng cạnh tranh nhau và đẩy nhau ra khỏi nơi cư trú. Và như vậy có lợi cho… vật chủ.

Sự đa dạng của ký sinh trùng làm giảm tỷ lệ tử vong của vật chủ - kết luận rất nghịch lý này là kết quả công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Trường ĐH Colorado (Mỹ).

Các nhà sinh học đã phân tích thành phần các loài sán lá khác nhau sống trong 134 ao hồ ở California.

Sán lá có chu kỳ sống rất phức tạp, ở một trong các giai đoạn phát triển của vòng đời, chúng xâm nhập vào loài lưỡng cư.


Ếch nhái với bệnh lý dj dạng các chi do ký sinh trùng sán lá gây ra.

Khi sán lá vào được cơ thể những con nòng nọc đang biến thái, chúng phá hủy quá trình hình thành chi, làm ếch nhái hoặc không có chi, hoặc thừa chi. Dễ dàng đoán nhận được những cá thể này không sống được lâu.

Các nhà nghiên cứu không chỉ phân tích thành phần về loài của sán lá mà còn so sánh chúng phát triển thế nào ở loài lưỡng cư. Những quan sát tại hiện trường củng cố thêm bằng các thí nghiệm.

Họ theo dõi 6 loài sán lá khác nhau sống ký sinh trong ếch nhái. Kết quả cho thấy nếu như ở nòng nọc cùng lúc có 6 loài sán lá thì xác suất nhiễm ký sinh trùng giảm 42% so với những con nòng nọc chỉ nhiễm 1 hoặc 2 loài sán này. Có nghĩa là hệ ký sinh trùng càng đa dạng bao nhiêu thì cơ hội sống sót của vật chủ cao bấy nhiêu.

Trong nghiên cứu được đăng trên Tạp chí PNAS, các tác giả đã mô tả chi tiết mối quan hệ giữa ký sinh trùng (sán lá) và vật chủ (loài lưỡng cư). 95% trường hợp ếch nhái nhiễm cả 6 loài sán lá nhưng chỉ 2 loài là Echinostoma và Ribeiroia là nguy hiểm hơn cả.

Nhiều ký sinh trùng cạnh tranh với nhau về thức ăn và ký sinh trùng nào thâm nhập vào vật chủ sớm hơn sẽ đóng vai trò quan trọng.

Nếu ký sinh trùng nguy hiểm xuất hiện đầu tiên thì loài sau kém nguy hiểm hơn sẽ hạn chế ảnh hưởng của loại đầu và đẩy nó ra khỏi vật chủ. Và ngược lại nếu khi ký sinh trùng nguy hiểm xâm nhập vào vật chủ đã có loài ít nguy hiểm hơn sống ở đó rồi thì nó cũng khó phát huy tác dụng.

Những dữ liệu thu được bổ sung vào kết quả của các nghiên cứu khác chứng minh rằng tính đa dạng của vật chủ càng thấp thì cái hại của ký sinh trùng càng tăng. Nói rộng ra, nếu số lượng động vật hoang dã càng giảm, thì ký sinh trùng sễ “thân thiện” với nhau hơn để tìm nơi sống trên chính con người.

Những nghiên cứu thuộc dạng tương tự với nghiên cứu này không chỉ nhằm bảo vệ loài lưỡng cư mà có thể áp dụng chung cho thế giới sinh vật bao gồm cả người.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video