Cảnh báo: Máy giặt có thể là thủ phạm gây vô sinh

Bằng cách đẩy những chất độc được hấp thụ từ quần áo giặt vào nguồn cung cấp nước, máy giặt có thể triệt tiêu khả năng sinh sản của con người.

Hằng ngày, các hóa chất gây hại đến sức khỏe con người được tìm thấy rất nhiều và các nhà khoa học không hiểu vì sao những chất này lọt được vào nguồn cung cấp nước? Nhưng hiện tại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, quần áo chúng ta mặc hấp thụ chất độc trong không khí và khi chúng ta giặt đồ, các chất này chảy theo nước đến nơi xử lý nước thải. Nhưng việc xử lý không loại bỏ được hoàn toàn các hóa chất, vì vậy chúng vẫn đọng lại nơi sông suối và ao hồ.


Hiểm họa ẩn trong chiếc máy giặt. (Ảnh: Alamy Stock Photo).

Những chất gây ô nhiễm bao gồm hóa chất chậm bắt cháy có trong đồ đạc, máy tính và các thiết bị điện. Cùng với những hợp chất có trong nhựa được gọi là phthalate (một chất hóa học được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa, sơn nhằm làm thay đổi tính chất cơ bản của vật liệu), chúng có thể gây ra nhiều hệ lụy như làm giảm ham muốn tình dục, gây vô sinh, sinh con quái thai hay trẻ sinh ra bị thiểu năng. Các hóa chất có khả năng phá vỡ những quy trình trong cơ thể người vì thành phần của chúng tương tự như những hóc môn được cơ thể sản sinh ra.

Việc suy giảm khả năng sinh sản của người và động vật trong thập kỉ này khiến người ta càng nghi ngờ những hóa chất tổng hợp có trong tự nhiên chính là thủ phạm. Những nhà nghiên cứu từ ĐH Toronto thấy rằng cotton, chất chậm bắt cháy có trong sợi vải ni lông, phthalate và sợi tự nhiên dễ hấp thụ nhiều hóa chất có trong không khí.

Bác sĩ Miriam Diamond – người đứng đầu của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu đã chỉ ra, quần áo được giặt trong máy giặt chính là nguyên nhân khiến các hóa chất độc hại ở trong nhà xâm nhập ra môi trường bên ngoài".


Rèm che bồn tắm chứa nhiều chất độc hại. (Ảnh: Alamy Stock Photo).

Phthalate được tìm thấy trong nhiều sản phẩm thông thường như nhựa tổng hợp; đồ đựng thức ăn bằng nhựa; thuốc trừ sâu; rèm che bồn tắm; bánh lái tàu thủy, ô tô và cái chắn bùn...Hóa chất này được sử dụng để làm mềm nhựa. Khi nhựa để lâu trở nên giòn thì phthalate dần dần thoát vào không khí. Và sợi vải tự nhiên thì hấp thụ phthalate nhiều hơn sợi ni lông.

Theo bác sĩ Michael Warhurst – giám đốc điều hành của quỹ từ thiện CHEM thì quần áo cũng có thể bị bám phthalate từ bụi ở trong nhà. "Hầu hết không ai nhận ra trong ngôi nhà bình thường bám bụi của họ có nhiều hóa chất độc hại như thế nào. Chúng ta có thể làm giảm phần nào việc hấp thụ các chất này bằng cách giữ nhà luôn sạch sẽ. Nhưng rõ ràng chúng ta phải loại bỏ chúng khỏi cuộc sống, bằng cách cấm sử dụng những sản phẩm chứa hóa chất", ông nói. Trong khi đó, hai chất chậm bắt cháy được biết đến phổ biến là tetrabromobisphenol A tetrachlorobisphenol A. Hai chất đều được sử dụng trong bo mạch điện tử và trong miếng vỏ bọc nhựa bên ngoài của các thiết bị điện.

Đầu tuần này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó cho thấy mối liên hệ nghiêm trọng giữa các hóa chất kể trên với việc giảm khả năng sinh sản ở loài chó. Tháng trước, những nhà nghiên cứu ở nước Anh chỉ ra, áo lông cừu - đồng phục không chính thức của những người ngắm chim và những người yêu thiên nhiên - là nguyên nhân chính gây ra việc ô nhiễm biển. Vì hàng trăm sợi ni lông nhỏ li ti có hóa chất độc hại đã ngấm vào nước khi họ giặt áo. Và cá bị nghẹt thở khi thường đớp những sợi ni lông này vì tưởng chúng là thức ăn.

Cập nhật: 15/08/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video