Giun đũa giúp giải quyết bệnh vô sinh ở phụ nữ?

Đây là cơ hội để hệ miễn dịch của phụ nữ không giết chết tinh trùng xâm nhập hay tự phá hủy trứng của mình. Kí sinh trùng, nghe có vẻ thật đáng sợ nhưng cứ 10 người trong số chúng ta thì có tới 6 đang nuôi dưỡng chúng đâu đó trên cơ thể. Mặc dù vậy, nhiều khi chúng không gây hại như bạn nghĩ.

Giun đũa có thể giải quyết bệnh vô sinh ở phụ nữ?

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng những phụ nữ Bolivia đang có nhiều con hơn khi họ nhiễm ký sinh trùng giun đũa. Bỏ qua những từ ngữ đáng sợ, đó có thể là cơ hội cho những ai đang gặp khó khăn trong việc sinh sản.
Tuy nhiên, bạn đừng vội tới Nam Mỹ và tắm ở con sông những người phụ nữ bản địa Bolivia đã tắm. Sẽ cần thời gian để giải thích mối tương quan giữa việc nhiễm ký sinh trùng với khả năng sinh con được cải thiện. Hiện nay, các nhà khoa học đang thực hiện nghiên cứu tiền lệ cho trường hợp này.

Bên cạnh phát hiện mới, trước đó một số nhà khoa học Austraila cũng công bố một nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của ký sinh trùng lên cơ thể con người. Họ thử cho lây nhiễm 40 bệnh nhân loét dạ dày với giun móc. Những người trước đó đã không thể tiêu hóa Gluten, một hỗn hợp 2 protein cũng đã có thể làm được điều đó khi ăn pizza, bánh mì hay mì ống. Một số bằng chứng khác cho thấy một số ký sinh trùng có thể được lợi dụng để chữa lành vết thương thậm chí là điều trị bệnh phổi.


Giun đũa.

Trở lại với khả năng tăng cường sinh sản ở phụ nữ, nhóm các nhà nhân chủng học đến từ Đại học California, Santa Barbara đã lấy mẫu 1000 người bản địa Bolivia và nghiên cứu họ suốt 9 năm. Những phụ nữ này thường nhiễm giun đũa hoặc giun móc như một điều tất yếu trong điều kiện sinh hoạt ô nhiễm. Tuy nhiên, khi bị nhiễm với liều lượng thấp mà không đủ để nhiễm trùng, các dữ liệu quan sát chỉ ra một mối tương quan bất ngờ.

“Chúng tôi nhận ra rằng các loài ký sinh khác nhau đang tác động những hiệu ứng tích cực hoặc tiêu cực lên thời gian mang thai tiếp theo của những người phụ nữ. Nếu nhiễm giun đũa, khoảng cách giữa hai lần sinh liên tiếp sẽ ngắn lại. Nó sẽ dài ra nếu họ nhiễm giun móc”, Aaron Blackwell, tác giả nghiên cứu nói.

Những phụ nữ trẻ nhiễm giun đũa cũng có đứa con đầu tiên ở tuổi sớm hơn. Một điều ngược lại tương tự cũng xảy ra ở phụ nữ nhiễm giun móc, họ có con muộn hơn và bị ảnh hưởng trong suốt phần đời còn lại. Trung bình một phụ nữ bản địa Bolivia có 10 đứa con. Những người phụ nữ đã nhiễm giun đũa có con số trung bình là 12. Trong khi đó nếu nhiễm giun móc, họ chỉ có thể có trung bình 7 đứa con.

Có thể thấy một sự trùng hợp không nhỏ ở đây, câu hỏi là làm sao những ký sinh trùng đường ruột có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản? Nghiên cứu cần được thực hiện sâu hơn nữa nhưng các nhà khoa học bước đầu nhận định nguyên nhân đến từ hệ miễn dịch.


Một nhóm các phụ nữ bản địa Bolivia.

Ở những người phụ nữ khỏe mạnh, thời gian rụng trứng gây nên những thay đổi trong hệ thống miễn dịch. Nó sẽ bị ức chế và sản sinh ít hơn tác nhân tấn công tế bào lạ. Đây là cơ hội để hệ miễn dịch của phụ nữ không giết chết những tinh trùng xâm nhập hay tự phá hủy trứng của mình trước khi nó gắn vào niêm mạc tử cung.

Điều thú vị bắt đầu được hé lộ, giun đũa gây nên một phản ứng tương tự trong hệ miễn dịch. Trong khi đó, giun móc khiến cơ thể phụ nữ sản sinh nhiều hơn các tác nhân chống tế bào lạ. “Mặc dù chúng tôi vẫn chưa biết cơ chế thực sự phía sau kết quả này, phát hiện của chúng tôi mang đến một hướng tiếp cận hứa hẹn bằng hệ miễn dịch. Sử dụng kí sinh trùng có thể điều khiển hoạt động của hệ miễn dịch theo ý muốn”, Michael Gurven, một đồng tác giả nghiên cứu nói.

Nghiên cứu mới đã được đăng trên tạp chí Science, nó không chỉ mở ra một hướng tiếp cận mới cho khả năng can thiệp vào quá trình sinh sản của phụ nữ, là cơ hội cho những người đang cố gắng có con. “Những kết quả này còn có thể sử dụng để tác động đến khả năng sinh sản của cả một cộng đồng, trong bối cảnh tình trạng rối loạn miễn dịch ngày càng tăng cao khi xã hội phát triển”, Blackwell kỳ vọng.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video