Cảnh giác bệnh sán lá ruột

Trong các loại giun sán gây bệnh cho người, có sán lá ruột. Loài sán này ký sinh cả ở người và một số gia súc, đặc biệt rất phổ biến ở loài lợn.

Sán lá ruột ký sinh trong ruột người và gây bệnh cho người, nhưng cách lây bệnh không đơn giản. Chu kỳ của sán lá này rất phức tạp, cần nhiều vật chủ, nhiều giai đoạn phát triển khác nhau không lây trực tiếp từ con sán nằm trong ruột lợn sang người qua miếng lòng lợn.

Sán lá ruột (Ảnh: health.vnn.vn)

Sán lá dài 30-70mm, chiều ngang 14-15mm, ký sinh trong ruột và đẻ trứng ở đấy. Trứng sán theo phân ra ngoài làm nhiễm bẩn các nguồn nước. Sau một thời gian, ấu trùng dần dần hình thành trong trứng. Sau 2-3 tuần lễ ấu trùng phát triển hoàn chỉnh trong trứng, phá vỡ vỏ trứng ra ngoài tìm ốc để ký sinh. Sau khi vào ốc, ấu trùng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có đuôi. Lúc này chúng lại bỏ ốc, sống bám vào một số cây thủy sinh như bèo, ngó sen, củ niễng... Người ta ăn phải những cây thủy sinh này chưa nấu chín sẽ ăn theo cả ấu trùng sán lá vào ruột. Khi vào cơ thể ấu trùng bám vào ruột non, ký sinh và trưởng thành ở đấy. Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành khoảng 90 ngày.

Bệnh sán lá ruột gặp phổ biến ở nhiều nước châu Á, nhất là ở những vùng có nhiều hồ ao, có nhiều cây thủy sinh được dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

Như vậy người hoặc lợn bị sán lá ruột là do ăn những cây thủy sinh có ấu trùng sán chưa được nấu chín. Tại VN, lợn bị bệnh này rất phổ biến vì thức ăn chính của lợn là bèo. Người ít bị bệnh sán lá ruột hơn vì người ít ăn các loại cây củ mọc dưới nước (như củ ấu, ngón sen, củ niễng...) sống.

Triệu chứng của bệnh sán lá ruột như sau: Trong giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ bị mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khỏe giảm sút... Khi bệnh toàn phát, người bệnh bị đau bụng kèm theo tiêu chảy. Phân lỏng không có máu, nhưng nhày và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu. Bệnh nhân thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy, đôi khi có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt.

Việc điều trị sán lá ruột không khó, miễn là chúng ta chú ý phát hiện bệnh sớm và chữa sớm. Hiện nay y học có nhiều loại thuốc chữa giun sán tốt, trong đó gồm cả sán lá ruột. Thuốc men và liều lượng cụ thể do thầy thuốc quyết định.

Để phòng bệnh này chúng ta không nên ăn những cây thủy sinh chưa nấu chín. Ngoài ra phải quản lý tốt nguồn phân, không dùng phân tươi bón cho cây trồng, nhất là những cây trồng dưới nước.

Bác sĩ HƯƠNG LIÊN

Theo Sức khỏe đời sống, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video