Cảnh quay cực hiếm về loài cá sống ở độ sâu kỷ lục 6.100m dưới đáy biển

Bẫy camera đã ghi hình một số loài cá sống thích nghi được ở độ sâu kỷ lục hơn 6.100m dưới đáy đại dương tại vùng biển ngoài khơi Australia.

Mới đây, các nhà sinh vật học đến từ trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo thuộc Đại học tây Australia cho biết đã ghi hình được một số loài cá sống thích nghi được ở độ sâu kỷ lục 6.177m so với mặt biển trong khu vực đứt gãy Diamantina phía đông nam Ấn Độ Dương. Được biết, đây là kỷ lục ghi hình cá sống ở độ sâu lớn nhất từ trước tới nay ở ngoài khơi Australia.

Theo các nhà sinh vật học, họ đã sử dụng bẫy camera gắn vào một tàu thám hiểm để ghi hình các sinh vật. Hình ảnh từ camera ghi lại cho thấy, một số con cá Ophidiidae bị thu hút bởi mồi nhử.

Chúng thuộc bộ cá chồn gồm nhiều loài cá biển sâu. Trong đó có loài sống ở độ sâu lớn nhất khoảng 8.370m từng được biết tới trong rãnh Puerto Rico. Loài này thường có cơ thể thanh mảnh với đầu nhỏ, vảy mịn.


 Những sinh vật sống ở độ sâu trên 6.100m dưới đáy đại dương tại vùng biển ngoài khơi Australia vừa được bẫy camera ghi lại (Ảnh cắt từ clip).

Tiếp đó là sự xuất hiện của hai loài cá nhỏ hơn có màu xanh lam nhạt. Chúng có thể là những loài mới chưa được mô tả trong bộ cá mù làn. Ngoài ra, bẫy camera còn bắt gặp một số sinh vật biển sâu được đánh giá tuyệt đẹp khác.


 Những sinh vật có hình thù như con tôm cũng bị bẫy camera thu hút (Ảnh cắt từ clip).

Theo sách kỷ lục Guiness thế giới, ở độ sâu lớn nhất mà một con cá còn sống từng bắt được là 7.966m trong rãnh Marian vào năm 2014. Đây là rãnh đại dương sâu nhất thế giới thuộc vùng biển phía tây Thái Bình Dương.


 Loài cá ốc sống ở độ sâu kỷ lục lên tới gần 8.000m trong rãnh Marian ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương (Ảnh: News).

Đó là loài cá ốc với tên gọi Pseudoliparis swirei. Chúng sở hữu vẻ ngoài khá lạ mắt, cơ thể trong suốt tới mức có thể nhìn thấy nội tạng từ bên ngoài, với chiều dài gần 30cm, trọng lượng khoảng 160g.

Sống ở độ sâu kỷ lục này, loài cá ốc đã tiến hóa để thích nghi với môi trường khắc nghiệt. Chúng không có vảy, không có răng lớn và không phát quang sinh học. Cơ thể chúng trông mềm mại tới mức được so sánh với miếng giấy lụa bị kéo đi dưới nước.

Chia sẻ với tờ Sydney Morning Herald, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã dùng một chiếc bẫy trị giá 30 đô la Australia gắn vào dụng cụ nghiên cứu trị giá tới 100.000 đôla Australia để bắt được hai cá thể cá ốc nói trên. Đây được coi là loài mới với giới khoa học.

Cập nhật: 06/11/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video