Cát ngọc hồng lựu tiết lộ hòn đảo bị Trái đất nuốt chửng rồi nhả ra

Theo nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Science (PNAS), màu hồng đặc biệt của cát ở Papua New Guinea là do thành phần garnet của cát, cũng chính là thứ tạo nên những viên ngọc hồng lựu loài người ưa thích. Để bãi cát tràn đầy những tinh thể như thế này đến với thế giới, mảnh đất này từng "đào thoát" khỏi một lần... bị Trái đất nuốt chửng.


Cát ngọc hồng lựu trên bờ biển một hòn đảo thuộc Papua New Guinea - (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Phys.org cho biết nhóm tác giả dẫn đầu bởi giáo sư Suzanne Baldwin từ Khoa Trái đất và môi trường, Đại học Khoa học và nghệ thuật Syracusel lý giải rằng loại vật liệu ngọc hồng lựu này đến từ một nơi rất sâu bên dưới bề mặt Trái đất, lên đến 120 km, vốn thuộc lớp phủ của hành tinh. Trái đất của chúng ta gồm có 3 lớp chính là lõi, lớp phủ và lớp vỏ. Lõi còn có thể được chia ra lõi trong, lõi ngoài; lớp phủ có thể được chia ra thành lớp phủ trong và lớp phủ ngoài.

Theo bài tóm tắt trên Science Daily, hồ sơ đá ở bãi biển hồng kỳ lạ cho thấy mảnh lục địa tạo nên hòn đảo bí ẩn đã bị quá trình kiến tạo làm cho chui vào lòng đất trong vòng chưa đầy 10 triệu năm về trước, sau đó đẩy lên mặt đất trở lại, mang theo các vật liệu của lớp phủ. Đây là một chi tiết quan trọng giúp các tác giả tìm hiểu về lịch sử địa chất lạ lùng của khu vực. Nuốt và "tái chế" hoàn toàn một mảnh lục địa trong thời gian 10 triệu năm là cực kỳ ngắn đối với chu kỳ địa chất.

Nguyên nhân của hoạt động kiến tạo mảng ở các đảo thuộc Papua New Guinea sôi động là vì đất nước này nằm ngay ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Nghiên cứu vẫn đang được tiếp diễn với hy vọng tìm ra nhịp độ của quá trình tái chế đá trên Trái đất, cũng như tìm hiểu xem hành tinh của chúng ta đáng và sẽ biến đổi như thế nào.

Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra vỏ Trái đất được tạo thành bởi ít nhất 15 mảng kiến tạo lớn nhỏ. Các mảng này không ngừng chuyển động, bị nuốt rồi bị nhả ra trong quá trình gọi là "hút chìm". Trái đất được cho là đang bước vào một giai đoạn biển đổi sôi động, các lục địa có dấu hiệu chuyển mình để tự gom lại thành một siêu lục địa, khi hút chìm thu hẹp các đại dương giữa chúng, trong khi lại "nhả" ra các mảnh khác ở phía đối diện để hình thành một siêu đại dương.

Cập nhật: 18/01/2021 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video