"Cầu lửa vũ trụ" lớn chưa từng thấy vừa được khai hỏa

Tàu vũ trụ NASA vừa chụp được khoảnh khắc choáng váng khi quả cầu lửa khổng lồ bằng plasma với độ lớn và sức mạnh không tưởng được khai hỏa tử một vết đen Mặt trời.

Điều may mắn nhất là nó không bắn vào Trái đất. Nhưng theo Live Science, rất có thể ngay tại thời điểm này, quả cầu lửa khổng lồ này đang khiến "bản sao địa ngục" của Trái đất - Sao Kim - hứng chịu một đợt thời tiết không gian cực đoan.

Đó là một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME), trong đó plasma được bắn ra thành một cụm lớn từ tầng trên của bầu khí quyển Mặt trời. Đây là CME thứ 2 đâm vào Sao Kim chỉ trong 1 tuần, theo ghi nhận của Đài Quan sát Mặt trời (SDO) của NASA, một tàu vũ trụ "bất tử" đang bay quanh ngôi sao mẹ của chúng ta.


Cận cảnh vụ phóng khối lượng đăng quang kinh hoàng vừa được tàu NASA ghi nhận - (Ảnh: NASA)

CME cực mạnh này được bắn ra vào ngày 5/9 bởi một vết đen Mặt trời khổng lồ. Đây là một trong những quả CME mạnh nhất từng được ghi nhận kể từ khi SDO bay lên làm nhiệm vụ từ năm 2020.

Tuy nó không bắn vào Trái đất, nhưng đây là lời cảnh báo cho chúng ta, bởi bất kỳ lúc nào một quả cầu lửa tương tự cũng có thể vô tình được giải phóng từ một "họng súng" đang xoay về phía Trái đất.

Với nền văn minh hiện tại của nhân loại, các quả cầu lửa, pháo sáng từ Mặt trời sẽ gây nên nhiều nhiễu loạn khi đâm sầm vào khí quyển - từ quyển của hành tinh, gây bão địa từ: Hệ thống định vị nhiễu loạn, mất điện vô tuyến sóng ngắn, hỏng hoặc rơi vệ tinh, thậm chí là sập luôn lưới điện.

Cập nhật: 09/09/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video