Cấu trúc đốt sống đặt biệt giúp khủng long nâng đỡ trọng lượng cơ thể

Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Ameghinian, nhà cổ sinh học chuyên nghiên cứu về các loài động vật có xương sống John Fronimos ở Đại học Michigan (Mỹ) đã giới thiệu về việc ông phát hiện ra đặc điểm cấu trúc độc đáo của các đốt sống ở các con khủng long lớn Sauropod (một nhánh của khủng long hông thằn lằn).

Theo ddos, ranh giới giữa phần trên và dưới của các đốt sống không thẳng mà có hình ngoằn ngoèo. John Fronimos và đồng tác giả của công trình nghiên cứu Jeffrey Wilson tin rằng thuộc tính này cho phép các con Sauropod đạt đến kích thước khổng lồ.

Khủng long là những con vật khổng lồ dài đến 50m và trọng lượng lên tới 77 tấn. Cổ chúng cũng dài, như, các con siêu khủng long Supersaurus (một chi khủng long thuộc cận bộ Sauropod) cổ dài 15m với tổng chiều dài cơ thể khoảng 33m.


Ở các con khủng long Sauropod, các đốt sống cứng cáp khi chúng đạt đến 20 tuổi, tức đã đạt đến kích cỡ trưởng thành. (Ảnh minh họa).

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã ghi nhận một số sự biến đổi mang tính thích nghi trong bộ xương của loài bò sát Sauropod, nhằm đỡ cho thân thể khổng lồ.

Cũng như các loài vật có xương sống khác, các đốt sống bao gồm 2 phần chính: thân đốt sống hình trụ (corpus vertebrae)vòng cung (arcus vertebrae) có dạng vòm. Các lỗ kéo dài giữa thân đốt sống và vòng cung chứa tủy sống. Chúng được sắp xếp riêng biệt, sau đó dần dần kết nối và phát triển liền vào nhau. Nhưng trước khi kết nối liền nhau, thân đốt sống kết nối với vòng cung bằng mô sụn đàn hồi.

Ở các con khủng long Sauropod, các đốt sống cứng cáp khi chúng đạt đến 20 tuổi, tức đã đạt đến kích cỡ trưởng thành. Nhà cổ sinh học John Fronimos đã bắt đầu nghiên cứu các hóa thạch khủng long Spinophorosaurus nigerensis tại một trong những viện bảo tàng ở Tây Ban Nha và thấy rằng, đường nối tạo thành ranh giới giữa thân đốt sống và vòng cung đốt sống, không thẳng mà có dạng ngoằn ngoèo.

Các nhà khoa học tin rằng các phần của đốt sống ăn khớp với nhau chính xác như mảnh ghép hình cốt nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các xương và để phân phối tải trọng trên một diện tích lớn hơn, làm giảm áp lực tới từng điểm riêng biệt. Điều này đã giúp các con khủng long Sauropod cồng kềnh và nặng nề nâng đỡ được trọng lượng của mình.

Cập nhật: 02/03/2017 Theo motthegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video