Cây bắt sâu - Drosera

Cây bắt sâu Drosera còn được gọi là Mao cao, là cây thân thảo lưu niên có khả năng bắt sâu ăn.

(Ảnh: aphotoflora)

Cây cao 10-20cm, có thân rõ rệt, lá mọc cách, cuống nhỏ hình bán nguyệt, chỉ rộng 2,4-4mm. Cạnh lá mọc rất nhiều lông, khoảng hơn 300 chiếc. Đầu lông phồng to thành khối hình cầu, màu tím đỏ, có thể tiết ra chất dính, tỏa mùi thơm để quyến rũ côn trùng.

Khi côn trùng bị lừa đến đậu vào lá, những chiếc lông sẽ đồng thời cuộn lại quấn chặt lấy con vật xấu số, làm mồi cho Mao cao. Nếu một trong những chiếc lá tóm được con mồi lớn, những chiếc lá xung quanh cũng sẽ xúm vào giúp đỡ, giết chết con mồi. Nếu có 2 con cùng đậu vào 1 chiếc lá, lông rìa lá sẽ phân công nhau tóm cả 2. Sau đó lá tiết ra dịch tiêu hóa để ăn hết con sâu.

Mao cao phân bố ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và Australia. Mao cao có thể dùng làm thuốc, tính hơi độc, có thể thanh nhiệt, giải độc. Dùng xoa bóp cho những vết bầm tím ngoài da, có tác dụng hoạt huyết, giảm sưng.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video