Cây - cư dân mới của Bắc cực!

Nhiệt độ tăng do trái đất ấm lên khiến những rừng cây vân sam chiếm chỗ của đồng rêu Bắc cực nhanh hơn tưởng tượng của các nhà khoa học, đuổi những loài sinh vật vốn chỉ quen cư trú ở đó.

Đồng rêu là những vùng đất nơi cây cối bị hạn chế tăng trưởng bởi nhiệt độ thấp và mùa sinh trưởng ngắn. Ở Bắc cực, đồng rêu bị thống trị bởi tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Thực vật duy nhất sống được trong điều kiện khắc nghiệt này là cỏ, rêu và địa y. Các cánh rừng cây vân sam nằm gần những vùng đồng rêu này, và biên giới giữa chúng được gọi là treeline.

Vào mùa hè, tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan ra, và đồng rêu bắt đầu bị bao phủ bởi các đầm lầy và hồ, tạo ra nơi cư trú duy nhất cho thực vật. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã kéo dài mùa hè ấm áp và thúc đẩy cây tăng trưởng, khiến cho đường treeline tiến sâu vào đồng rêu.

Khi quan sát vòng tuổi cây, các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta đã xây dựng lại lịch sử 300 về vị trí của treeline và mật độ cây. Kết quả cho thấy cây vân sam đã ăn sâu vào đồng rêu nhanh hơn phỏng đoán của họ.

"Giống như thể nó đợi đến thời điểm thích hợp và rồi sau đó quyết định tăng tốc và chạy, chứ không chỉ đi bộ", tác giả Ryan Danby nói.

Trong khi ở nhiều nơi, càng nhiều cây cối càng tốt, thì điều này lại tạo ra nguy hiểm cho những loài sinh vật đặc hữu của Bắc cực như tuần lộc và cừu sinh sống trên đồng rêu, cũng như những người bản địa phụ thuộc vào những loài này để sống sót.


Cây vân sam đang lấn sâu vào Bắc cực. (Ảnh: Livescience)

T. An

Theo Livescience, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video