Cầy mangut kêu giống cách con người nói

(khoahoc.tv) - Trong khi một số loài vật như chim hay cá voi được biết đến với những giai điệu ẩn chứa thông tin của chúng, cầy mangut thốt ra những tiếng kêu ngắn ngủn mà người nghe chỉ thấy đấy là những âm thanh đơn giản không đáng chú ý.

Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu kỹ hơn về tiếng kêu của loài cầy Mangut cho thấy loài vật này có khả năng diễn đạt qua tiếng kêu tốt hơn là người ta vẫn nghĩ trước đây. Thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết các sinh vật kết hợp các đơn vị riêng biệt của âm thanh lại với nhau cũng giống như con người ghép 1 phụ âm với các nguyên âm để tạo thành 1 âm tiết.

“Thực sự là phát hiện này được tìm thấy trên loài vật “đơn giản” như cầy mangut chứ không phải là loài linh trưởng hay vượn”, nhà nghiên cứu David Jansen đến từ Đại học Zurich cho biết.


Cầy mangut

Kết quả nghiên cứu cho thấy những tiếng kêu đơn giản của các loài khác như ếch hay dơi có thể bao gồm những tín hiệu âm thanh được mã hóa phức tạp hơn.

Trong cuộc nghiên cứu này, Jansen và các đồng nghiệp đã tiến hành theo dõi những con cầy Mangut ở miền Tây Uganda, trong vườn quốc gia Nữ hoàng Elizabeth. Loài động vật ăn thịt này có họ hàng với loài cầy meerkat và được tìm thấy ở vùng hoang mạc phía Nam sa mạc Sahara. Chúng sống thành các bầy nhỏ, gồm khoảng 20 con trưởng thành cùng nhau nuôi con của chúng. Những tiếng kêu của chúng, kéo dài trong khoảng 50 đến 150 mili giây và có thể được hiểu là các âm tiết đơn, cho phép chúng gắn kết và duy trì các hoạt động như tìm kiếm thức ăn.

Các nhà nghiên cứu ghi lại tiếng chúng gọi nhau và ghi lại các hành động của chúng xảy ra cùng lúc với tiếng kêu (ví dụ như tìm kiếm, đào bới, di chuyển,…). Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy các tín hiệu âm thanh trong các âm tiết đơn của chúng. Âm thanh ban đầu có vẻ là để cho thấy thành viên nào trong đàn đang kêu và âm thanh thứ hai là để chỉ ra hoạt động nào đang diễn ra.

Jansen cho biết cuộc nghiên cứu đã cho thấy một sự phức tạp không ngờ trong việc thông tin liên lạc của loài vật. “Nó cho thấy rằng cầy mangut đã kết hợp các âm thanh giống như nguyên âm, cái mà người ta đã từng cho rằng chỉ có ở con người”. Jansen cũng cho biết thêm, việc này cũng có thể xảy ra ở các loài vật khác nữa, và sẽ có thêm các cuộc nghiên cứu để tìm hiểu về điều này.

Cuộc nghiên cứu đã được công bố trên The journal BMC biology vào tháng trước.

Phạm Thị Bích Thu (Livescience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video