Cấy tử cung cho phụ nữ vô sinh

Biện pháp cấy tử cung cho phép phụ nữ vô sinh có thể mang thai sẽ sớm được áp dụng trên thế giới, nhanh nhất là vào đầu năm sau.

Những cuộc cấy ghép kiểu này có thể xuất hiện vào đầu năm 2012, theo dự đoán của giáo sư Mats Brannstrom của Đại học Gothenburg ở Thụy Điển. Ông là một trong những nhà tiên phong trên thế giới về lĩnh vực cấy ghép nội tạng ở nữ giới.

Tin tức mang lại hy vọng lớn lao cho hàng ngàn chị em trong độ tuổi sinh đẻ nhưng bị tước mất quyền làm mẹ vì sinh ra thiếu tử cung hoặc buộc phải cắt bỏ do bệnh tật.


Hy vọng mới cho phụ nữ không có tử cung - Ảnh: Ehow

Tờ Daily Mail đưa tin, giáo sư Brannstrom và các cộng sự của ông đã thành công khi cấy tử cung cho chuột, cừu và heo. Một nhóm chuyên gia người Anh của Bệnh viện Hammersmith ở London cũng đã thực hiện thành công những cuộc thí nghiệm ghép tử cung cho thỏ.

Trường hợp ghép tử cung đầu tiên đã được thực hiện tại Ả Rập Xê Út vào năm 2000, nhưng bộ phận ghép đã bị cơ thể đào thải sau 4 tháng. Các chuyên gia Anh và Thụy Điển cho rằng, tình trạng này xảy ra do nhóm phẫu thuật không lường trước được sự phức tạp khi nối tử cung mới vào hệ tuần hoàn của cơ thể.

Trong ấn phẩm mới nhất của tờ Journal of Obstetrics and Gynaecology Research, giáo sư Brannstrom cho biết, trong suốt 10 năm qua, phương pháp phẫu thuật đã có những bước tiến bộ vượt bậc và giới chuyên gia đã sẵn sàng thực hiện các ca cấy ghép tử cung.

Tuy nhiên, việc cấy ghép này chỉ mang tính tạm thời, cung cấp đủ thời gian để người được cấy thỏa mãn mong ước có con. Sau 1 hoặc 2 lần mang thai, tử cung mới sẽ buộc phải bị loại bỏ bằng phẫu thuật.

Những điều cần biết khi muốn ghép tử cung

• Tử cung sử dụng trong cuộc phẫu thuật có thể lấy từ người sống hoặc người chết.

• Theo một số chuyên gia, cách duy nhất để lấy được tử cung với đầy đủ mạch máu là từ người chết.

• Sau khi được phẫu thuật, người đó nhiều khả năng phải có con nhờ vào phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và sau đó phải đẻ mổ vì mô mới không chịu đựng nổi trong quá trình sinh thường.

• Người được ghép phải uống thuốc chống đào thải tử cung mới.

Theo TNO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video