"Chân robot" cho bệnh nhân đột quỵ

Các nhà khoa học và kỹ sư tại Hà Lan hiện đang thử nghiệm dùng "chân robot" để cải thiện khả năng vận động và đi lại cho các bệnh nhân đột quỵ, với kết quả ban đầu khá khả quan.


“Bộ chân robot” LOPES hứa hẹn giúp cải thiện
khả năng đi lại cho bệnh nhân đột quỵ - (Ảnh: BBC)

Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại ĐH Twente ở Enschede (Hà Lan), “bộ chân robot” này - được gọi là LOPES, có thể “tập” cho bệnh nhân đi lại một cách tự nhiên hơn.

“Một số người không thể nhấc chân lên được một cách thích hợp. Khi họ dùng LOPES, có thể cảm nhận được chân đã không được nâng đúng cách và sẽ tạo một lực mômen xoắn để hỗ trợ họ, nhà nghiên cứu Edwin van Asseldonk giải thích.

Một trong những người đang dùng thử LOPES là bà Petra Hes, bị đột quỵ khi mới 17 tuổi. Trước đó bà đã trải qua nhiều năm tập vật lý trị liệu, nhưng vẫn không thể nhấc và gập chân dù bà đã từng làm được và vẫn nhớ cách thực hiện.

“Tôi đã có được khoảnh khắc tuyệt vời khi cảm nhận và tìm lại cảm được cảm giác cũ về việc làm thế nào để đi lại bình thường”, bà nói khi lần đầu sử dụng LOPES.

Theo BBC, LOPES đang được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị tổn thương cột sống, được kỳ vọng sẽ được thương mại hóa và có mặt tại các trung tâm phục hồi chức năng trên toàn thế giới vào đầu năm tới.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video