Chào nhé, tóc rối

Cảnh tượng bạn mắm môi chải đầu mà mái tóc vẫn ngoan cố rối mù sẽ trở thành quá khứ, nhờ việc các chuyên gia Đức tìm ra bí ẩn khiến tóc rối.

Các nhà khoa học từ Đại học Bayreuth khẳng định họ đã phát triển bản phân tích hiển vi đầu tiên - một cách chi tiết - hiện tượng xảy ra khi các sợi tóc xoắn lấy nhau, trở nên rối mù và rất khó chải.

Nghiên cứu này có thể mở đường cho việc phát triển các loại dầu gội, dầu xả tiên tiến và các sản phẩm khác để chăm sóc tóc bị hư hại. 

Ảnh: Chinadaily

Trong công trình này, nhóm đã phát minh ra một công nghệ độc nhất vô nhị cho việc phân tích tóc, bằng cách đếm những sợi tóc của một người trên một đầu mút đỡ dưới kính hiển vi nguyên tử, và đo phản ứng của chúng khi chạm với sợi tóc khác.

Các mẫu tóc thu được từ nhiều tình nguyện viên với nhiều màu khác nhau, từ vàng sáng cho đến hoe sẫm, trước hết được tẩy trắng, sau đó đem đi phân tích.

Nhóm nghiên cứu phát hiện tóc khó chải là do 2 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, những hư hại hóa chất trên bề mặt của sợi tóc (lớp cutin) tạo ra các chỗ lồi lõm như vảy cá, nhô ra vuông góc với các sợi tóc khác. Khi sợi tóc sượt qua nhau, các vảy cá này tạo ra nhiều ma sát hơn tóc mượt, khiến ta cảm giác xù xì và khó chải.

Để làm trơn tóc, theo nhóm nghiên cứu, các loại dầu dưỡng mới cần chứa tác nhân để vuốt trơn các vảy cá này, giúp làm giảm ma sát.

Nguyên nhân thứ hai khiến tóc rối là những biến đổi hóa học xảy ra khi sợi tóc va chạm nhau. Các điện tích âm tích lũy trên bề mặt tóc sinh ra lực đẩy giữa những sợi đơn lẻ. Lực đẩy này tạo ra ma sát và khiến tóc trở nên ráp, khó chải hơn.

Để giải quyết vấn đề này, các công thức dầu dưỡng tóc của tương lai cần bổ sung những polymer tích điện dương, nhằm làm trung hòa điện tích âm trên bề mặt tóc.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã có phát hiện trên, thì việc tìm ra một công thức phù hợp cho các loại tóc hư tổn cũng không phải dễ dàng, tiến sĩ Claudia Wood, nhà khoa học cao cấp tại BASF ở Đức, nhận định. Ngoài sự tương tác giữa các sợi, còn có rất nhiều yếu tố ngoại lai khác, như độ ẩm, hàm lượng nước trong tóc, độ khỏe của tóc... đều ảnh hưởng đến sự mượt mà của chúng.

T. An - VnExpress (China Daily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video