Chất độc được xếp vào nhóm gây ung thư mạnh, vẫn thường xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày mà ít người biết

Thực phẩm dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư nhưng việc tiêu thụ những món ăn thiếu lành mạnh, chứa chất gây hại sẽ thúc đẩy nguy cơ ung thư cao hơn.

Benzopyrene là một trong những chất nguy hiểm như thế. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp loại chất này vào nhóm 1 về gây ung thư cho con người với những bằng chứng rõ ràng về tác hại đối với sức khỏe. Đáng nói, benzopyrene có mặt rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày.

Việc tiêu thụ những món ăn thiếu lành mạnh, chứa chất gây hại sẽ thúc đẩy nguy cơ ung thư cao hơn.

Benzopyrene thường xuất hiện ở thực phẩm ai cũng yêu thích

Benzopyrene có thể gọi tắt là BaP, nó là một hydrocarbon thơm đa vòng. Được sản xuất sau quá trình đốt cháy không hoàn toàn chất hữu cơ ở nhiệt độ từ 300 độ C (572 độ F) đến 600 độ C (1.112 độ F).

Benzopyrene là một thuật ngữ hóa học xa lạ đối với nhiều người, nhưng thực tế chúng có mặt rất nhiều trong cuộc sống, chất này có thể được tìm thấy trong than đá, khói thuốc lá và nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thịt nướng như gà nướng, cá nướng, sườn nướng - những món ăn yêu thích của nhiều người.


Benzopyrene có thể được tìm thấy trong thịt nướng như gà nướng, cá nướng, sườn nướng...

Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, trong quá trình nướng thịt, thịt sẽ hình thành 2 chất:

  • Các amin dị vòng: Hình thành khi các protein, đường và các hạt cơ của thịt phản ứng với nhiệt độ cực cao.
  • Hydrocarbon thơm đa vòng: Hình thành khi nước thịt và mỡ bắt lửa và dính vào thịt.

Phần cháy khét của thịt nướng có chứa các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng - đây là loại chất có khả năng gây bệnh ung thư cao, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa. Sau khi vào cơ thể, chất này sẽ tạo ra một số lượng lớn các phân tử trung gian, làm thay đổi cấu trúc của tế bào đích và gây ung thư.

Nghiên cứu thuộc Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ năm 2001 đã cho thấy, mức độ BaP cao hay không còn tùy thuộc vào từng loại thịt: Các sản phẩm thịt đã nấu chín có thể chứa BaP lên đến 4ng/g, và lên đến 5,5ng/g trong thịt gà chiên và 62,6ng/g trong thịt bò nướng trên than củi.

Làm sao để phòng ngừa việc tiêu thụ Benzopyrene?

Thay đổi phương pháp nấu ăn: Nướng thực phẩm chính là nguyên nhân gây hình thành Benzopyrene, chính vì vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng chính là thay đổi phương pháp nấu nướng. Hấp, luộc thực phẩm vẫn được giới chuyên gia đánh giá cao trong việc bảo vệ sức khỏe và chống ung thư.


Để thay đổi hương vị bữa ăn, bạn vẫn có thể nướng thịt nhưng chỉ nên chế biến đến khi thực phẩm chín vừa tới là đủ.

  • Để thay đổi hương vị bữa ăn, bạn vẫn có thể nướng thịt nhưng chỉ nên chế biến đến khi thực phẩm chín vừa tới là đủ, không nên để đến cháy sém. Tốt nhất không nướng thịt trực tiếp trên lửa than hay nướng ở nhiệt độ cao. Nhất định phải cần cắt bỏ phần thịt cháy xém trước khi ăn.
  • Cần chú ý đến sự cân bằng và đa dạng của chế độ ăn uống. Bạn nên ăn thịt nướng kèm trái cây và rau quả tươi vì chúng rất giàu chất xơ, sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp các chất độc sẽ nhanh chóng được đào thải chứ không ở trong bụng quá lâu.
  • Trong quá trình nấu nướng, bạn cũng cần chú ý đến khói nấu nướng tại gia đình. Làm tốt việc hút khói, thông gió nơi bếp nấu bạn sẽ làm giảm được lượng benzopyrene hít vào cơ thể.
  • Benzopyrene cũng tồn tại nhiều ở khói thuốc lá, chính vì vậy để ngăn ngừa tiêu thụ chất độc này thì bạn cần tuyệt đối từ bỏ thói quen hút thuốc.

Phát hiện vòng tròn gỗ cổ xưa từ thời Đồ Đá mới

Bí mật về mũi tên tẩm thuộc độc ra đời cách đây hơn 70.000 năm

Những quả cầu từ trên trời rơi xuống: Bí ẩn và hồ nghi

Cập nhật: 17/08/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video