Chất xúc tác có thể biến khí thải thành nhiên liệu

Nhóm nghiên cứu của Mỹ tình cờ phát hiện một chất xúc tác có thể biến CO2 thành ethanol để sử dụng cho các loại động cơ.

Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, bang Tennessee, Mỹ, vừa vô tình phát hiện một phương pháp đơn giản biến CO2 thành ethanol có thể sử dụng làm nhiên liệu, theo báo cáo công bố trên tạp chí ChemistrySelect hôm 28/9.

Trong khi cố gắng tìm chuỗi phản ứng hóa học phức tạp nhằm biến CO2 thành nhiên liệu có ích, nhóm nghiên cứu nhận ra một chất xúc tác mà họ đưa vào để thúc đẩy phản ứng lại có thể tự thực hiện toàn bộ quá trình này.


Phản ứng biến CO2 thành ethanol có thể ứng dụng trong công nghệ mới để ngăn biến đổi khí hậu. (Ảnh: Billy Wilson).

"Đây là một kết quả bất ngờ bởi việc tạo ra ethanol từ CO2 với một chất xúc tác duy nhất là rất khó", Adam Rondinone, Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, cho biết.

Chất xúc tác được tạo ra từ carbon, đồng và nitơ bằng cách đưa các hạt nano đồng vào cột cacbon phủ nitơ cao 50 – 80 nano mét. Sau khi cho dòng điện 1,2 Volt chạy qua, chất xúc tác này có thể biến CO2 hòa tan trong nước thành ethanol, hợp chất hữu cơ được sử dụng rộng rãi như một loại nhiên liệu, có hiệu suất lên tới 63%.

"Bằng cách sử dụng công nghệ nano để sắp xếp các nguyên liệu thông thường, chúng tôi tìm ra cách hạn chế các phản ứng phụ và tạo ra sản phẩm mong muốn", Adam Rondinone giải thích.


Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu. (Ảnh: ORNL).

Quá trình này mang nhiều ưu điểm hơn các phương pháp biến CO2 thành nhiên liệu khác. Chất xúc tác được tạo ra từ các vật liệu rẻ tiền và có thể phản ứng ở nhiệt độ phòng với yêu cầu về điện thấp, do đó có thể áp dụng phương pháp này để mở rộng sản xuất ở quy mô công nghiệp.

"Quá trình này cho phép bạn sử dụng lượng điện dư thừa để sản xuất và tích trữ ethanol", Rondinone nói.

Ethanol có thể sử dụng cho máy phát điện và xe cộ. Nhóm nghiên cứu dự định nghiên cứu sâu hơn về phản ứng biến CO2 thành ethanol và cố gắng làm tăng hiệu suất của nó.

Cập nhật: 21/10/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video