Trong vài thập kỷ qua, nhiều chế độ ăn uống khác nhau thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Tất cả đều hứa hẹn mang lại thay đổi tích cực trong cuộc sống. Hầu hết các chế độ ăn kiêng này tập trung vào việc giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, trong số đó một số chế độ ăn có thể giúp kéo dài tuổi thọ và giúp bạn sống khỏe mạnh miễn là bạn có thể kiên trì.
Theo một số chuyên gia sức khỏe, bạn có thể bắt đầu với chế độ ăn Địa Trung Hải. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng để kéo dài tuổi thọ thì chế độ ăn uống của người Nhật có thể mang đến những điều mới mẻ.
Hầu hết các chế độ ăn tập trung vào việc mục tiêu giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng cốt lõi vẫn là giúp tăng tuổi thọ của bạn. Trên thực tế, nó thực sự được thiết kế để có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Chế độ ăn của người Nhật giúp hỗ trợ giảm cân và kéo dài tuổi thọ.
Hiện nay ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy điều này có thể đạt được bằng cách thử chế độ ăn của người phương Đông, chẳng hạn như người Nhật.
Ít đường và chất béo
Đường và chất béo là các yếu tố chính trong việc phát triển nhiều loại bệnh đe dọa sức khỏe. Chế độ ăn uống của người Nhật chủ yếu bao gồm mì, cơm trắng, cá, rong biển, đậu phụ, natto (đậu tương lên men, món ăn truyền thống của người Nhật) và trái cây và rau quả tươi hoặc ngâm. Trái ngược hoàn toàn với thói quen ăn uống không lành mạnh của phương Tây, chế độ ăn này đôi khi có thể chứa lượng thịt, sữa hoặc trứng ở mức khiêm tốn.
Theo Medical Daily, vì những lựa chọn thực phẩm này, chế độ ăn uống của người Nhật cũng được chứng minh là hỗ trợ giảm cân và giúp tăng tuổi thọ. Điều này là một phần do truyền thống.
Khẩu phần chế độ ăn uống của người Nhật có kích thước nhỏ hơn, phong phú cả trái cây và rau quả. Ngoài ra các thực phẩm này ít chất béo, đường. Tất cả các yếu tố này dẫn đến lượng calo của khẩu phần ăn thấp, từ đó có thể giúp bạn giảm cân.
Đường giúp mang lại vị ngọt, giúp món ăn ngon hơn. Ngoài ra, đường là loại thực phẩm cung cấp năng lượng, được sử dụng như gia vị nêm nếm, 1 g đường cung cấp 4 kcal. Khi ăn vào, đường được chuyển hóa nhanh chóng thành năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều đường gây ra thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới, lượng đường tự do (đường đơn, đường đôi) tiêu thụ trong một ngày không quá 10% năng lượng ăn vào (lí tưởng là dưới 5%). Có nghĩa tương đương dưới 25 - 50 g đường tự do mỗi ngày với người lớn và dưới 12 - 25 g đường mỗi ngày với trẻ em.
Nếu phải sử dụng đường trong chế biến, thì tốt nhất là nên sử dụng đường cát/ đường nâu, mật ong …, không nên sử dụng đường tinh luyện. Trong thành phần của đường tinh luyện chứa hàm lượng đường nhiều hơn và cung cấp năng lượng cao hơn.