Chỉ số BPM là gì? Điểm khác biệt giữa nhịp tim và huyết áp

Nhịp tim được coi là phần không thể thiếu trong chẩn đoán, điều trị, và đánh giá bệnh nhân tăng huyết áp. Nhịp tim tăng có liên quan với sự tăng huyết áp ngoại vi, tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Chỉ số BPM là gì?

Chỉ số BPM đơn giản là một đơn vị quy ước nhịp tim trong một phút, được viết tắt theo tên tiếng anh là Beats per minute. Chỉ số nhịp tim của bạn 95bpm, có nghĩa là trong 1 phút, nhịp tim của bạn đập 95 lần.

Ở người bình thường, nhịp tim lý tưởng nhất là từ 60 - 80 nhịp/phút ở trạng thai nghỉ ngơi và đôi khi chúng có thể dao động lên 100 bpm. Tuy nhiên, khi nhịp tim tăng, tim đồng nghĩa phải làm việc nhiều hơn, nhưng hiệu quả bơm máu đi nuôi cơ thể lại bị giảm, về lâu dài có thể làm tăng gánh nặng cho tim, cuối cùng có thể dẫn tới suy tim.

Sự khác biệt giữa huyết áp và nhịp tim

Mối liên quan giữa nhịp tim và huyết áp

Không có sự liên hệ giữa nhịp tim và huyết áp

Đo nhịp tim không chỉ ra huyết áp cao hay thấp. Đối với những người bị huyết áp cao, việc đo nhịp tim không thay thế cho việc đo huyết áp.

Nhưng, nhịp tim tăng không đồng nghĩa với huyết áp cũng tăng và ngược lại. Cả hai không có sự kiên kết với nhau thì cần nghĩ ngay đến sức khỏe hệ tim mạch đang bị đe dọa. Chẳng hạn chỉ số huyết áp bình thường; nhưng nhịp tim cao thì cần phải đến gặp bác sĩ tim mạch để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.

Không đo nhịp tim thay thế cho đo huyết áp đối với trường hợp bị cao huyết áp. Ở người bị rối loạn nhịp tim thì huyết áp bình thường không có nghĩa nhịp tim ổn định. Do đó, chỉ số nhịp tim và huyết áp phải được đo lường độc lập, chính xác.

Khi luyện tập thể dục thể thao, hoạt động gắng sức: Nhịp tim có thể tăng cao 2 lần so với bình thường trong mức cơ thể vẫn an toàn. Huyết áp chỉ tăng thêm một lượng nhỏ khoảng 2-5 mmHg.


Huyết áp và nhịp tim không có mối tương quan với nhau.

Nhịp tim tăng cao nhưng huyết áp không tăng ở mức tương đương

Trái tim của bạn đập rất nhiều lần mỗi phút, nó đẩy máu vào và làm giãn các mạch máu khỏe mạnh để đưa được nhiều máu ra tuần hoàn hơn. Vì vậy, khi bạn tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức, nhịp tim có thể tăng gấp đôi bình thường để có thể cung cấp đầy đủ máu tới các cơ bắp. Mặc dù nhịp tim tăng gấp đôi, nhưng cơ thể vẫn an toàn, trong khi huyết áp của bạn chỉ có thể phản ứng bằng cách tăng một lượng khiêm tốn (khoảng 2-5 mmHg).

Đo nhịp tim để xác định giới hạn hoạt động của cơ thể và mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim, nhưng nó không phải thay thế cho việc đo huyết áp của bạn

Nếu bạn đo nhịp tim trước, trong và sau khi hoạt động thể chất, bạn sẽ nhận thấy nhịp tim của mình tăng lên trong quá trình tập thể dục. Tình huống này xảy ra vì khi vận động, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng, oxy và chất dinh dưỡng nên tim phải hoạt động để đáp ứng nhu cầu này. Khi ngừng tập thể dục, nhịp tim của bạn không trở lại bình thường ngay lập tức, mà nó sẽ dần dần trở lại mức bình thường. Đối với người bệnh tim mạch hoặc người có nguy cơ cao, cần thiết phải xác định nhịp tim tối đa (nhịp tim cao nhất cho phép) để lựa chọn phương pháp tập thể dục phù hợp. Con số này có thể hữu ích trong hoạt động nhưng nó không liên quan đến huyết áp của bạn.

Cập nhật: 03/02/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video