Chiến tranh lương thực sẽ tấn công Trái đất năm 2050?

Chỉ trong vòng vài thập kỷ, tình trạng thiếu lương thực cấp thiết có thể dẫn tới xung đột ở quy mô toàn cầu và thậm chí có khả năng biến thành những cuộc chiến thảm khốc trên Trái đất vào năm 2050, một nhà khoa học về thực vật hàng đầu của tổ chức Mỹ USAID cảnh báo.

"Các vấn đề về lượng thực có thể gây mất ổn định về chính trị vào năm 2050, giống như ảnh hưởng của các vấn đề năng lượng hiện nay", Fred Davies, cố vấn cấp cao cho văn phòng an ninh lương thực của USAID nhấn mạnh. Theo chuyên gia này, đến năm 2050, hành tinh của chúng ta có thể không còn đủ đất đai, nước và năng lượng để duy trì sự sống cho ước tính tới 9 tỉ người cùng tồn tại.

Ông Davies nhận định, công nghệ sinh học, các cải tiến và thành trong kỹ thuật trồng trọt cũng như chăn nuôi không thể theo kịp với tốc độ phát triển dân số cực nhanh của loài người. Ngay cả khi sản xuất nông nghiệp có thể được nâng cao thông qua công nghệ, những cải tiến đó không có khả năng chảy nhỏ giọt tới những nông dân hoạt động quy mô nhỏ - nhóm đối tượng cần được giúp đỡ nhất để chống lại cái đói.


Biểu tượng đại dịch đói ở Dublin, Ireland. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Lịch sử gần đây đã chỉ ra rằng, ngay cả với sự gia tăng sản xuất rộng khắp cũng không thanh toán được "giặc đói". Vào giữa thế kỷ qua, cuộc "Cách mạng Xanh" đã tăng đang kể năng suất thu hoạch vụ mùa. Các loại giống cây trồng và ngũ cốc mới tạo ra vụ mùa bội thu, nhưng đòi hỏi việc thu mua các hạt giống, phân bón và các nguyên liệu hỗ trợ khác có giá thành đắt đỏ.

Theo lý thuyết, lương thực đáng lẽ dư thừa cho tất cả mọi người sau các cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế, tình trạng đói nghèo đã giảm ở nhiều khu vực trên thế giới, nhưng sự thiếu ăn vẫn tiếp tục tồn tại vì sự bất bình đẳng về kinh tế và việc thiếu tiếp cận các nguồn cung thực phẩm. Ngoài ra, người nông dân không thể tiếp cận và áp dụng các công nghệ mới hoặc cạnh tranh với các nông trại lớn có khả năng thu mua phân bón và hạt giống cho năng suất cao. Thêm vào đó, trong khi hệ thống lương thực toàn cầu đã đạt tới giới hạn sản xuất tối đa, công nghệ vẫn chưa vượt qua được thách thức đó.

Ông Davies đề xuất một giải pháp là chuyển hướng sản xuất nông nghiệp vào các cây trồng sinh lời cao, chẳng hạn cây hồ tiêu, thay vì những cây lương thực chính như ngô. Chuyên gia này giải thích, điều đó sẽ tạo ra việc làm và các cơ hội kinh tế cho những cộng đồng ở nông thôn và giúp mang tới hoạt động nông nghiệp mạnh mẽ và sinh lời nhiều hơn.

Ở nhiều nền văn hóa, các nhà xã hội học đã quan sát thấy hiện tượng gia tăng giàu có tương liên với việc giảm tỉ lệ sinh, một vấn đề được coi là nghịch lý nhân khẩu học - kinh tế. Mặc dù một quốc gia giàu hơn, chẳng hạn như Nhật, có thể nuôi sống được nhiều trẻ hơn, nhưng các công dân của họ có xu hướng sinh ít con hơn. Việc đảo ngược nghịch lý này có thể giúp nhiều người thoát khỏi nghèo đói và tránh cho Trái đất phải đối mặt với viễn cảnh về các cuộc chiến tranh lương thực trong tương lai.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video