Chiều cao ảnh hưởng đến tuổi thọ

Theo nghiên cứu mới, người cao thường dễ chết vì ung thư, trong khi người thấp đối mặt với nguy cơ tử vong do tim mạch.

Các chuyên gia Anh đã rà soát lại 130 cuộc nghiên cứu tổng hợp thông tin về chiều cao của gần 1,1 triệu người, cùng với nguyên nhân qua đời của họ. Khi nghiên cứu những xu hướng trong kho dữ liệu trên, các nhà khoa học phát hiện có sự liên hệ giữa chiều cao của con người với những khả năng tử vong của họ theo nhiều cách khác nhau. “Vào thời đầu của ngành bảo hiểm, các công ty nhìn vào chiều cao của khách hàng như một chỉ số cho tuổi thọ của họ”, David Batty - chuyên gia dịch tễ học và y tế cộng đồng tại Đại học College London, người không liên quan đến báo cáo trên - nói. Sự liên hệ giữa chiều cao với nguyên nhân tử vong từ lâu đã được thiết lập, nhưng cuộc nghiên cứu trên là một trong lần thu thập thông tin lớn nhất về mối quan hệ đặc biệt này.


Cao - thấp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. (Ảnh minh họa)

Theo dữ liệu, những người tham gia được sinh ra từ năm 1900 đến 1960, 85% là da trắng, 93% sống ở Bắc Mỹ hoặc châu Âu. Các nhà nghiên cứu cũng cân nhắc đến thực tế là con người ngày càng cao hơn, với chiều cao trung bình tăng khoảng 6,85mm trong mỗi 5 năm. Chiều cao trung bình của nam giới trong báo cáo trên là 1,73m, phụ nữ là 1,6m. Lý do đằng sau mối liên hệ chết người này là do chiều cao có thể là dấu hiệu tổng hợp về toàn bộ tình trạng sức khỏe của một người đã trải qua vào thời thơ ấu, chuyên gia Batty cho biết. Chiều cao cũng một phần được quyết định bởi gene di truyền, dù trên thực tế không phải lúc nào cũng phản ánh chiều cao tối đa có thể. “Chiều cao cho bạn biết về các chỉ số thời kỳ đầu của cuộc sống, tình trạng xã hội, dinh dưỡng, di truyền”, Batty kết luận.

Một vóc người thấp có thể là dấu hiệu tình trạng mất dinh dưỡng, nhiễm trùng kinh niên hoặc tiêu chảy thường xuyên khi còn nhỏ. Nó cũng có thể là dấu hiệu của một tuổi thơ đầy áp lực, chẳng hạn như cha mẹ trải qua một vụ ly dị căng thẳng. Tất nhiên không phải ai thấp cũng từng trải qua thời thơ ấu khó khăn, nhưng khuynh hướng này đặc biệt nổi trội khi thu thập dữ liệu trên diện rộng. Dù vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thời con trẻ có thể dự đoán được sức khỏe của người đó lúc trưởng thành. Điều này một phần do sự phân chia cấp độ kinh tế xã hội lúc nhỏ là một chỉ số mạnh mẽ quyết định tầng lớp của họ khi lớn lên. Một ví dụ cụ thể nhất là người cao dễ có việc làm hơn so với người thấp. Sự thành công có liên quan đến chiều cao có thể giải thích tại sao người thấp hơn thường qua đời do các rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Các dữ liệu cho thấy người cao thường gầy hơn, tập thể dục nhiều hơn mà lại ít hút thuốc. Những sự khác biệt trong các hành vi sức khỏe có thể là nguyên nhân dẫn đến thực tế là người cao có lượng cholesterol tốt hơn và huyết áp thấp hơn người thấp. Trong khi đó, người lùn thường tử vong vì các bệnh về tim mạch, đột quỵ. Một lý do để giải thích tại sao người cao thường chết vì nhiều loại ung thư là do họ có cơ quan nội tạng lớn hơn, từ đó nguy cơ tế bào ung thư xuất hiện cũng tăng theo. Chẳng hạn, người cao nhất thế giới vào thế kỷ 20 là Mohammad Alam Channa, nông dân ở Pakistan, đã qua đời vì suy thận khi vừa 42 tuổi. Ông cao 2,31m. Còn người giữ kỷ lục cao nhất của mọi thời đại là Robert Wadlow, 2,72m, chết khi mới 22 tuổi.

Tuy nhiên, cao dễ chết vì ung thư hay thấp dễ tử vong vì tim mạch không áp dụng cho từng cá nhân, mà là kết luận được rút ra cho số đông. Ngoài ra, chiều cao một người không phải là cái có thể dễ dàng thay đổi được, theo báo cáo đăng trên chuyên san International Journal of Epidemiology.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video