Loài chim di cư này thường hấp thụ trong cơ thể (qua đường thức ăn) các chất gây ô nhiễm như DDT hay thủy ngân và gieo rắc chúng (qua đường chất thải) ở bất cứ nơi đâu chúng đi qua. Để chứng minh điều này, một nhóm các nhà sinh học thuộc Đại học Ottawa tiến hành gắn các thiết bị đo đạc vào 10.000 cặp hải âu sống ở các khu vực đảo Devon và vùng Bắc Cực thuộc Canada.
Kết quả thu được: mức độ ô nhiễm ở các khu vực nói trên cao hơn rất nhiều các vùng phụ cận. Cụ thể: tỉ lệ DDT cao gấp 60 lần, thủy ngân cao gấp 25 lần và HCB (hexachlorobenzene) cao gấp 10 lần. Các chất gây ô nhiễm nói trên thường có lẫn trong thức ăn (cá, mực, chất thải...) tìm thấy ở dạ dày của loài chim biển.