Chính thức thử nghiệm vaccine Ebola trên cơ thể người

Theo Washington Post đưa tin, tuần tới, các nhà nghiên cứu của chính phủ phối hợp với hãng dược phẩm Anh - GlaxoSmithKline (GSK) sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine Ebola trên người với hi vọng có thể đưa ra bảng đánh giá khi con người sử dụng loại thuốc này một cách nhanh nhất.

Dưới áp lực quốc tế, tiến độ thử nghiệm và sản xuất vaccine cũng như phương pháp điều trị sẽ được đẩy nhanh hơn khi số người tử vong vì Ebola ở Tây Phi đã lên tới 1.500 người, khiến dịch Ebola trở thành một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử.

Theo đó, vaccine Ebola sẽ được tiến hành thử nghiệm với 60 tình nguyện viên khỏe mạnh ở Anh, 40 người ở Gambia, 40 người ở Mali và cả Tây Phi dưới sự kiểm soát của Viện Quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).

Trước đó, vaccine đã cho kết quả đầy hứa hẹn khi được thử nghiệm trên các loài linh trưởng bị nhiễm Ebola và không cho các tác dụng phụ đáng kể.

Vaccine thường phải mất 10 năm để phát triển nhưng GSK hy vọng họ sẽ hoàn thành giai đoạn đầu của thử nghiệm vào cuối năm 2014 và bắt tay vào sản xuất 10.000 liều vaccine ngay sau đó.

Do đó, nếu GSK chứng minh được vaccine của mình có hiệu quả, Tổ chức Y tế thế giới WHO ngay lập tức tiêm chủng cho người dân ở các vùng có nguy cơ mắc bệnh dịch cao.

Giáo sư Adrian Hill tại ĐH Oxford - thành viên hội đồng kiểm tra độ an toàn khi thử nghiệm vaccine cho biết: "Số trường hợp tử vong vì dịch Ebola ngày một diễn ra nghiêm trọng hơn. Trong những năm gần đây, nhiều loại vaccine tương tự được sản xuất ra để tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và người lớn nhằm chống lại một loạt bệnh như sốt rét, HIV, viêm gan C đã cho kết quả tốt. Bởi vậy, chúng tôi tin tưởng rằng, vaccine lần này cũng sẽ có thể đem đến tín hiệu tích cực với dịch Ebola".

Theo số liệu mới nhất của WHO, số người tử vong vì Ebola tại Tây Phi đã vượt qua con số 1.500 người trong khi số ca nhiễm bệnh đã quá 3.000 trường hợp. Tính đến ngày 26/8, số người tử vong vì Ebola là 1.552 trong 3.069 trường hợp nhiễm tại 4 quốc gia Sierra Leone, Liberia, Guinea và Nigeria.

WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh y tế và công bố kế hoạch hành động để có thể kiểm soát hoàn toàn, dập tắt dịch bệnh này trong vòng 6 - 9 tháng.

Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm (NIAID) - Anthony Fauci cho biết: "Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây nhiễm dịch Ebola là thông qua các biện pháp y tế công cộng: cách ly, theo dõi, giám sát và làm chậm quá trình lây lan dịch bệnh. Vaccine cũng là một công cụ quan trọng trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh này".

Theo Mask, Washington Post, Science News, The Guar
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video