Choáng váng hang động có 3 loài người cùng chung sống

Cuộc khảo sát mới nhất ở hang động Denisova (Nga) cho thấy loài người cổ Denisovans không sống ở đây một mình mà còn cùng lúc chung sống với người Neanderthals và tổ tiên chúng ta.

Đối với giới cổ sinh học, đây là một phát hiện gây sốc. Trên thế giới từng có những hang động từng được "tái sử dụng" bởi nhiều loài người, hoặc có 2 loài từng cùng chung sống và giao phối, nhưng đây là lần đầu tiên một hang động có tới 3 loài từng sống cùng thời điểm được phát hiện. Họ có thể đã sinh ra những đứa con lai phức tạp.


Động Denisova ở Nga - (Ảnh: MPI-EVA).

Như nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, chi Người (Homo) từng có nhiều loài khác sống bên cạnh loài Homo sapiens (người tinh khôn, người hiện đại) chúng ta. Nhưng tất cả những người anh em này đều đã tuyệt chủng. Một số họ đã để lại dòng máu trong người hiện đại thông qua các cuộc hôn phối dị chủng.

Theo Acient Origins, hang Denisova nằm ẩn sâu trong một vách đá thuộc thung lũng sông Anui trên dãy Altai của Nga, trước đây được cho là nơi trú ngụ của người Denisovans, một loài người khác tuyệt chủng khoảng 30.000 năm trước.


Các nhà khảo cổ đang làm việc trong hang - (Ảnh: MPI-EVA).

Nhưng nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Elena Zavala từ Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck (MPI-EVA - Đức) đã tìm ra DNA Neanderthals và cả Homo sapiens.

Theo bài công bố trên Science Mag, 728 mẫu đất từ 20 lớp trầm tích dưới đáy hang đã cho thấy người Denisovans cư trú ở đây lâu đời nhất, từ 300.000-130.000 năm trước. 30.000 năm sau nữa, một nhóm Denisovans khác đến và cư trú lâu dài cho đến khi tuyệt chủng. Người Neanderthals thì sống ở đây từ 170.000 năm trước, trong khi tổ tiên Homo sapiens chúng ta tìm đến vào 45.000 năm trước, khi 2 loài người kia vẫn chưa biến mất khỏi Trái đất.

Các nhà khoa học chưa tìm được bằng chứng về hôn nhân dị chủng, tuy nhiên khả năng có những cá thể lai phức tạp là rất cao bởi lẽ khắp thế giới từng xuất hiện bằng chứng về điều này. Nhiều người Bắc Âu hiện đại có tới 2% yếu tố Neanderthals trong gene, trong khi 40% người châu Á còn dấu vết "chiếc răng Denisovans". Cá thể lai Neanderthals và Denisovans cũng từng được khai quật.

Cập nhật: 28/06/2021 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video