Chơi trượt nước về thấy... đau mông: có thể bạn đã chấn thương ở bộ phận ít ai ngờ đến

Vào mùa hè nóng như thiêu đốt thế này, ai mà không thích chơi trò máng trượt nước kia chứ? Thế nhưng, hãy cẩn thận vì nó tiềm ẩn nguy cơ chấn thương khiến... bờ mông than khóc.

Nếu chơi trượt nước về mà bạn cảm thấy đau âm ỉ ở mông, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì có thể bạn đã chấn thương ở xương cụt!

Đó chính là tiết lộ mới đây từ trường y khoa Rutgers New Jersey (Mỹ). Trong vòng 2 năm nghiên cứu của nhóm chuyên gia, đã có 217 ca đau xương cụt, trong đó ít nhất 4 ca là do chơi máng trượt nước.

Và nếu như bạn chưa biết thì xương cụt là phần xương có hình tam giác, nằm ngay dưới cùng của cột sống, thuộc phần mông chứ không phải lưng.


Xương cụt là phần xương có hình tam giác.

Trở lại 4 ca đau xương cụt do chơi máng trượt nước kể trên, hãy nghe những lí do khá "oái oăm" của họ:

  • Một anh chàng đi phải đường trượt quá gồ ghề, khiến mông chạm và nảy suốt chiều dài đường trượt, cuối cùng dẫn đến đau xương cụt.
  • Một phụ nữ đi đường trượt quá dốc, cô ấy bay nhẹ lên không trung rồi "đáp" thẳng mông xuống... đáy bể bơi, gây chấn thương.
  • Một phụ nữ khác sử dụng ống trượt bơm hơi tự chế ở nhà và... đã để qua nhiều năm. Đây là ca đau xương cụt kéo dài nhất trong nghiên cứu lần này.
  • Cuối cùng, một phụ nữ sau khi chơi trượt nước cùng gia đình đã tái phát vết thương ở xương cụt. Cô ấy đã gặp chấn thương trước đó.


Đau xương cụt do chơi máng trượt có tỷ lệ xảy ra không cao.

Vậy chúng ta có thể thấy, đau xương cụt do chơi máng trượt có tỷ lệ xảy ra không cao, như trong nghiên cứu lần này chỉ khoảng 2% và gây ra bởi những cú trượt hơi bất thường. Do đó, bạn cần lưu ý quan sát, chọn đường trượt an toàn để tránh tai nạn từ trên trời rơi xuống.

Nhưng nếu đã lỡ gặp chấn thương sẽ phải điều trị như thế nào?

Theo chuyên gia Pattrick Foye, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cho chụp X quang khi đang ngồi. Bởi vì dù đã chấn thương, xương cụt trông vẫn rất bình thường khi ta đứng.

Nhưng khi bệnh nhân đè nặng trọng lượng lên cơ thể - tức là lúc ngồi xuống và hơi ngả lưng về sau - chụp X quang sẽ cho thấy xương cụt hoàn toàn lệch ra khỏi vị trí vốn có.


Ngồi lâu, không đúng tư thế cũng có thể gây đau xương cụt (trái).

Hầu hết ca chấn thương xương cụt chỉ gây đau bên trong, có thể có dấu hiệu sưng bên ngoài nhưng rất hiếm gặp.

Giải pháp điều trị tùy vào từng trường hợp. Nhưng quan trọng nhất là bệnh nhân không nên gây áp lực trực tiếp lên phần xương cụt nữa. Việc này bao gồm không cưỡi ngựa, đạp xe hay... trượt nước lần nữa. Ngoài ra, họ sẽ được tập các bài vật lí trị liệu, và dùng một chiếc gối mềm để lót khi cần ngồi xuống.

Bệnh nhân cũng có thể được tiêm thuốc tê để giảm sưng. Hay đôi khi, các bác sĩ sẽ can thiệp vào các sợi thần kinh mà gây ra cảm giác đau nhức, nghĩa là cắt bỏ hoặc làm suy giảm những sợi thần kinh đó.

Rất ít bệnh nhân phải làm phẫu thuật (dưới 1%) để cắt bỏ xương cụt hoàn toàn. Nhìn chung, bệnh đau xương cụt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bất tiện trong sinh hoạt, gây đau nhức khi ngồi một chỗ lâu.

Cập nhật: 11/06/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video