Các nhà khoa học trường đại học Cambridge đã có một khám phá then chốt về gen của vi khuẩn gây ra bệnh thối cây, một loại bệnh ở khoai tây gây thiệt hại về kinh tế và khám phá này có thể đưa đến các phương pháp mới để chống lại căn bệnh này. Họ phát hiện ra rằng, nếu làm cho một gen cụ thể không hoạt động trong vi khuẩn Erwinia carotovora thì khả năng làm hư cây và gây bệnh ở cây của vi khuẩn này sẽ bị cản trở rất nhiều.
Vi khuẩn Erwinia carotovora có thể gây bệnh ở nhiều loại cây khác nhau, bao gồm cà rốt, cà chua và hành, nhưng nó được biết đến nhiều nhất ở các vùng ôn đới vì gây ra bệnh chết khô và bệnh thối mềm ở khoai tây. Sự thành công của nó nằm ở một phần trong khả năng có thể sản xuất ra các enzyme làm phá vỡ các thành tế bào của cây chủ. Thành tế bào bị hư cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn này và vì thể hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của nó.
Các nhà khoa học Cambridge phát hiện ra rằng, nếu họ làm cho một gen không hoạt động gọi là gen re1A, gen
Bệnh thối cây ở cây khoai tậy. |
Chủ nhiệm nghiên cứu tiến sĩ Martin Welch giải thích: “Bệnh thối cây là một vấn đề kinh tế quan trọng, về cơ bản làm giảm sản lượng thu hoạch".
“Chúng tôi đã chứng minh được rằng, việc tạo ra các enzyme phá hủy thành tế bào có liên quan về mặt di truyền chẳng những với khả năng phát tín hiệu mà còn ở trạng thái dinh dưỡng của vi khuẩn. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho các nhà khoa học trong việc tìm ra các phương pháp mới đề phòng và chống căn bệnh này.
Bằng cách cải thiện hiểu biết của chúng ta về cách mà vi khuẩn Erwinia carotovora làm thối cây, chúng ta có thể khám phá thêm các phương pháp mới lạ để phát triển các tác nhân chống thối cây. Chúng ta cũng đã mở ra một khả năng phát triển thuốc trừ sâu nữa.”
Nghiên cứu này vừa được đăng trong tạp chí Bacteriology. Nghiên cứy này được tài trợ bởi Hội Đồng Nghiên Cứu Sinh Học và Công Nghệ Sinh Học BBRSC.
Thanh Vân