Chùm ảnh cho thấy bi kịch dưới đại dương đang trở nên đáng sợ đến mức nào

Tạp chí Oceanographic mỗi năm lại tổ chức một cuộc thi với tên gọi Giải thưởng Nhiếp ảnh Đại dương (Ocean Photography Awards), nhằm tôn vinh những bức ảnh và nhiếp ảnh gia có đóng góp trong việc cảnh báo về những thảm họa do con người gây ra dưới đáy đại dương.

Và trong giải Ocean Photography Awards 2020, những bức ảnh lọt vào vòng tuyển chọn cuối cùng thực sự khiến chúng ta phải suy ngẫm.


Mỗi năm, ước tính có tới 640.000 tấn lưới đánh cá đã qua sử dụng lọt ra ngoài đại dương. Chúng được gọi là những tấm lưới ma. Trong ảnh là một tấm lưới như thế, bao trùm lên hòn đảo chìm Kimud Shoal ngoài khơi Philippines. Tấm lưới sau đó đã được các thợ lặn đảo Malapascua gỡ bỏ (Nhiếp ảnh gia: Henley Spiers)



Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Joe Daniels, về một con cá mập vi trắng tại Biển Đỏ (Ai Cập) bị mắc vào dây điều áp của thợ lặn. Chiếc dây thít chặt vào cổ con cá, cứa sâu vào thịt, khiến mang cũng bị thương tổn nặng


Chú cá mập xanh trúng tới 2 mũi câu trong miệng, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Ron Watkins ngoài khơi Rhode Island (Mỹ)


Một chú gấu trắng Bắc Cực đang quan sát vùng nước để săn mồi tại phía bắc quần đảo Svalbard (Na-uy). Việc băng tan trong nhiều thập kỷ gần đây đã khiến quá trình kiếm ăn của gấu trắng trở nên khó khăn hơn rất nhiều (Ảnh: Florian Ledoux)


Cá mập bị trói chặt trong tấm lưới trên một con tàu đánh bắt trái phép tại Liberia. (Ảnh: Melissa Romao)


Lại một tấm lưới khác phủ lên một rạn san hô tại đảo Malapascua (Philippines). Có thể thấy đàn cá đang bơi ở đó, và nhiều khả năng chúng khó mà thoát ra nổi (Ảnh: Henley Spiers)


Đàn cá ngừ tại Bắc Sulawesi (Indonesia) lọt lưới, đang trên đường kéo lên tàu đánh bắt (Ảnh: Shane Gross)


Ốc mượn hồn là loài vật không có vỏ, nên chúng sẽ phải "mượn" vỏ của các loài khác làm chỗ trú. Nhưng giờ đây, chúng mượn cả nhựa của loài người để làm chỗ trú. Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Matt Sharp thực hiện tại Maldives


Một chú cá nhà táng đáng thương dạt bờ tại Razende Bol (Hà Lan). Đây vốn là một nơi có khá nhiều cá voi (Ảnh: Jeroen Hoekendijk)


Đàn hải mã tụ tập trên một khoảng đất nhỏ phía đông bắc Svalbard, Na-uy (Ảnh: Florian Ledoux)


Đây là lãnh địa lớn nhất thế giới của loài chim cốc hoàng gia, cách Puerto Madryn (Argentina) khoảng 100km về phía Nam. Và giữa đó có một thứ không nên xuất hiện: chai nhựa (Ảnh: Andrea Benvenutti)

Cập nhật: 20/11/2020 Theo Pháp luật và Bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video