Chuột xâm hại nặng tới 9kg đe dọa nước Mỹ

Chuột hải ly đang phá hủy môi trường ở Mỹ trong khi các cán bộ bảo vệ động vật hoang dã chật vật tìm cách ngăn chúng sinh sôi.

Chuột hải ly trông giống loài lai giữa hải ly và chuột cống quá khổ, có thể dài 60 cm, sở hữu chiếc đuôi 46 cm và nặng tới 9 kg. Chúng có bộ lông màu nâu với phần lông quanh miệng và ria mép màu trắng. Hàm răng màu cam giống hải ly của chúng đến từ lớp men đặc biệt cứng chắc có chứa sắt. Khác với hải ly, loài chuột lớn nhất Bắc Mỹ, chuột hải ly có chiếc đuôi tròn dài gần như không lông, tương tự đuôi chuột.


Chuột hải ly đang tàn phá môi trường ở Mỹ. (Ảnh: Tambako the Jaguar)

động vật bản xứ ở Nam Mỹ, chuột hải ly được đưa vào Mỹ lần đầu tiên năm 1890 do hoạt động buôn bán lông, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Khi thị trường lông hải ly sụp đổ vào thập niên 1940, hàng nghìn cá thể trốn thoát hoặc được nông dân thả ra sau khi không còn khả năng chăm sóc chúng.

Từ sau đó, chuột hải ly xâm đã lan ra ít nhất 20 bang, chủ yếu là các bang dọc duyên hải vịnh Mexico như Louisiana và Florida. Tại Texas, chuột hải ly nằm trong danh sách những loài động vật gây thiệt hại nhiều nhất của Bộ Công viên và Động vật hoang dã. Thiệt hại môi trường do loài vật này gây ra cũng được ghi nhận ở tây bắc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Business Insider hôm 16/4 đưa tin.

Một số đặc điểm góp phần biến chuột hải ly thành loài phá hoại. Chúng ăn lượng thực vật bằng 25% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Do quá trình kiếm ăn của chuột hải ly bao gồm đào hang, khoảng 10% lượng thực vật mà chúng ăn bị lãng phí. Khi đào hang, chuột hải ly tạo ra chiếc hang phức tạp sâu gần 6 m và trải rộng 50 m bên bờ sông. Ngoài phá hủy đất, quần thể thực vật bản xứ và mùa màng nông nghiệp, quá trình đào hang có thể thúc đẩy xói mòn, khiến đê điều sụp đổ, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng ngăn lũ lụt.

Do chuột hải ly có xu hướng sống gần nước, bao gồm sông hồ, chúng trở thành mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng với động vật bản xứ nguy cấp phụ thuộc vào môi trường ngập nước. Chúng thường mang mầm bệnh và ký sinh trùng có thể gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước và có nguy cơ lan sang con người. Những bức ảnh do Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Blackwater tại vịnh Chesapeake vào năm 1939, trước khi chuột hải ly du nhập, và năm 1989, hé lộ tác động của loài vật. Trong 50 năm, hơn 50% đầm lầy ở khu bảo tồn trở thành mặt nước rộng.

Năm 2017, một nhóm chuột hải ly trong độ tuổi sinh sản bị phát hiện ở California, thúc đẩy nỗ lực tiêu diệt quần thể chớm hình thành này trước khi chúng vượt ngoài tầm kiểm soát. Tính đến tháng 11/2022, 3.330 con chuột hải ly bị loại bỏ khỏi California, thông qua săn bắt, đặt bẫy, thậm chí lắp vòng cổ và thả chúng để nhà chức trách có thể lần ra những con khác. Tuy nhiên, hình dáng mập mạp của chuột hải ly khiến việc đặt vòng cổ theo dõi trở nên khó khăn, theo Valerie Cook, chuyên gia quản lý tiêu diệt chuột hải ly ở California. Các nhà chức trách động vật hoang dã trên cả nước đang khuyến khích người dân báo cáo khi trông thấy chuột hải ly để hỗ trợ nỗ lực quản lý loài này.

Cập nhật: 18/04/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video