18 loài động vật không xương sống ở cạn xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới

  •   3,813
  • 23.154

1. Kiến Achentian - Linepithema humile

Kiến Achentian được một số người đánh giá như Vua Genghis của thế giới loài kiến. Loài kiến Achentina này có thành phần thức ăn đa dạng và sinh ra rất nhiều kiến thợ cần cù và hung hãn. Khi đã thích nghi và phát triển trong một nơi sống cực thuận, chúng thường loại trừ tất cả các loài kiến khác, cả kiến bản địa lẫn du nhập.

Kiến Achentian
Kiến Achentian (Ảnh: msstate)

2. Mọt gỗ Anoplophora - Anoplophora glabripennis

Mọt gỗ Anoplophora là loài bọ cánh cứng màu đen bóng và có đốm trắng này là một loài địch hại nguy hiểm đối với các loài cây gỗ cứng tại quê hương của chúng là Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Loài mọt này đã và đang trú ngụ trong các bao bì bằng gỗ cứng tại Mỹ và Anh và sự phá hoại của chúng đã được thông báo tại New York năm 1996 và Chicago năm 1998.

Mọt gỗ Anoplophora
Mọt gỗ Anoplophora (Ảnh: insecte.uef)

3. Muỗi vằn châu Á - Aedes albopictus

Loài muỗi vằn Châu Á được du nhập vào Mỹ và nhiều nước khác theo vỏ lốp xe cũ nhập khẩu. Loài muỗi này liên quan đến việc truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não ngựa phương đông, sán tim chó, và có thể cả vi rút viêm não St. Louis và LaCrosse.

Tên thường gọi: Muỗi sốt xuất huyết

Muỗi vằn châu Á - Aedes albopictus
Muỗi vằn châu Á - Aedes albopictus (Ảnh: ento.okstate)

4. Kiến Đầu To - Pheidole megacephala

Kiến Đầu To, có nguồn gốc từ châu Phi, là một loài sống lang thang, lan tràn trên toàn cầu qua con đường thương mại của con người. Đây là một loài kiến ăn thịt hung dữ đã tiêu diệt nhiều loài sinh vật bản địa bản địa như kiến, bọ cánh cứng, bướm đêm và nhện.

Kiến Đầu To - Pheidole megacephala
Kiến Đầu To - Pheidole megacephala (Ảnh: hear.org)

5. Muỗi anophel - Anopheles quadrimaculatus

Loài muỗi tương đối to này là véc tơ truyền bệnh chính của bệnh sốt rét. Loài này chủ yếu sinh sản ở các vực nước ngọt tĩnh và đốt người và vật nuôi vào ban đêm.

Tên thường gọi: Muỗi sốt rét

Muỗi anophel
Muỗi anophel (Ảnh: k12education)

6. Ong Bắp Cày - Vespula vulgaris

Ong Bắp Cày làm tổ dưới đất và trong hốc cây và hốc nhà. Bên cạnh việc đốt người rất đau, nó còn cạnh tranh với chim và các loài côn trùng khác về thức ăn côn trùng và mật. Chúng cũng ăn cả quả và tìm thức ăn ở quanh các thùng rác và trong các khu vực cắm trại du lịch

Ong Bắp Cày - Vespula vulgaris
Ong Bắp Cày - Vespula vulgaris (Ảnh: cometpc)

7. Kiến lửa nhỏ - Wasmannia auropunctata

Kiến lửa nhỏ, bị coi là thủ phạm làm suy giảm tính đa dạng loài, làm giảm số lượng côn trùng có cánh, mọt gỗ và tiêu diệt các quần thể nhện. ở Galapagos, chúng còn ăn thịt cả rùa con mới nở và đốt mắt và huyệt của rùa trưởng thành.

Kiến lửa nhỏ - Wasmannia auropunctata
Kiến lửa nhỏ - Wasmannia auropunctata (Ảnh: sbs.utexas)

8. Rệp bách - Cinara cupressi

Loài rệp bách gây tác hại nghiêm trọng đối với các loài Bách và Bách Xù ở nhiều nước. Đây là một loài rất hung hãn, sử dụng nhiều các bộ phận khác nhau của cây làm thức ăn như cành xanh và thân gỗ. Tổn thất gây ra từ chỗ phá hoại từng phần đến làm chết toàn bộ cây.

Rệp bách - Cinara cupressi
Rệp bách - Cinara cupressi (Ảnh: j-alemany)

9. Kiến điên (kiến vàng điên) - Anoplolepis gracilipes

Được gọi là kiến điên đẻ chỉ thị cho sự hoạt động một cách hung dữ của chúng, loài kiến này đã và đang xâm lấn các hệ sinh thái bản địa và gây tổn thất về môi trường ở các khu vực như Hawaii, Đảo Christmas, Seychelles và Zanzibar

Kiến điên (kiến vàng điên) - Anoplolepis gracilipes
Kiến điên (kiến vàng điên) - Anoplolepis gracilipes (Ảnh: lamarabunta)

10. Sán ốc sên - Platydemus manokwari

Sán ốc sên được du nhập vào nhiều đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để kiểm soát loài ốc sên Châu Phi. Sán ốc sên đã trở thành mối đe doạ nghiêm trong đối với các loài nhuyễn thể chân bụng bản địa. Ở Guam, cũng đang đe doạ các loài trong họ Partulidae ở đảo Mariana cũng như các loài sống trong đất đặc hữu ở đây.

Sán ốc sên - Platydemus manokwar
Sán ốc sên - Platydemus manokwari (Ảnh: bishopmuseum)

11. Mối nhà - Coptotermes formosanus

Loài Mối nhà này gây ra nhiều tổn thất đáng kể cho cây cối, nhà cửa, cột điện thoại, đường điện và điện thoại ngầm. Ở Hawai, chi phí để ngăn chặn và/hoặc kiểm soát sự phá hoại và sửa chữa những thiệt hại do loại mỗi này gây ra lên tới hơn 60 triệu đô la mỗi năm.

Mối nhà - Coptotermes formosanus
Mối nhà - Coptotermes formosanus (Ảnh: comp.uark)

12. Ốc sên Châu Phi - Achatina fulica

Loài ốc sên Châu Phi đã và đang được du nhập rất nhiều vào các nước Châu Á, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và gần đây được du nhập vào vùng Tây Ấn. Đây là một loài địch hại nguy hiểm đối với nông nghiệp và là véc tơ của một số mầm bệnh và giun tròn.

Ốc sên Châu Phi - Achatina fulica
Ốc sên Châu Phi - Achatina fulica (Ảnh: achatina.unnat)

13. Ốc bươu vàng - Pomacea canaliculata

Ốc bươu vàng là một loài ốc nước ngọt phàm ăn và ăn các loại thực vật thuỷ sinh như sen, khoai sọ, củ ấu và lúa. Đây là một loại địch hại nguy hiểm đối với mùa màng ở Đông Nam Á và Hawaii đã gây ra một mối đe doạ nguy hiểm đối với nhiều vùng đất ngập nước trên toàn thế giới do có thể làm thay đổi sinh cảnh và cạnh tranh với các loài bản địa.

Ốc bươu vàng - Pomacea canaliculata
Ốc bươu vàng - Pomacea canaliculata (Ảnh: applesnail)

14. Sâu róm sồi - Lymantria dispar

Sâu róm sồi là một trong số những địch hại nguy hiểm nhất đối với các vườn cây ăn quả và cây cảnh trên toàn vùng bán cầu bắc. Sâu róm sồi cũng là một loài địch hại nguy hiểm đối với các khu rừng gỗ cứng. Sâu ăn hại rụng lá hàng loạt dẫn đến làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sống của cây.

Sâu róm sồi - Lymantria dispar
Sâu róm sồi - Lymantria dispar (Ảnh: agspsrv34.agric)

15. Mọt Cứng Đốt - Trogoderma granarium

Mọt cứng đốt là một trong số địch hại nguy hiểm đối với các kho chứa hàng trên toàn thế giới và là đối tượng kiểm dịch quốc tế. Chúng có khả năng sống sót trong các kho chứa với một mật độ rất thấp và có thể sống rất lâu trong trạng thái tiếm sinh.

Mọt Cứng Đốt - Trogoderma granarium
Mọt Cứng Đốt - Trogoderma granarium (Ảnh: ipm.uiuc)

16. Kiến lửa đỏ - Solenopsis invicta

Kiến lửa đỏ là một loài côn trùng ăn thịt hung dữ, sinh sản nhanh, có số lượng lớn và luôn chiếm ưu thế về hầu hết các nguồn thức ăn. Do có nọc, chúng có thể đánh bại con mồi và đuổi những kẻ cạnh tranh là động vật có xương sống lớn hơn ra khỏi nguồn tài nguyên của nó. Thức ăn của chúng gồm động vật không xương sống, động vật có xương sống và thực vật.

Kiến lửa đỏ - Solenopsis invicta
Kiến lửa đỏ - Solenopsis invicta (Ảnh: creatures)

17. Sên sói tía - Euglandina rosea

Loài sên sói tía ăn thịt này được du nhập vào các đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương làm tác nhân kiểm soát sinh học đối với một loài xâm hại khác là ốc sên châu Phi (Achatina fulica). Đây là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài sên Partulid ở vùng Polynesia thuộc Pháp.

Sên sói tía - Euglandina rosea
Sên sói tía - Euglandina rosea (Ảnh: biology)

18. Ruồi khoai lang - Bemisia tabaci

Loài ruồi hại khoai lang này là loại hại nguy hiểm đối với các loại cây trồng làm thực phẩm và lấy sợi trên toàn thế giới. Sự thiệt hại xảy ra do dòi đục và hút nhựa trên lá của cây, là véc tơ truyền virut gây bệnh hại cây, và tạo ra dịch ngọt làm giá thể cho sự phát triển của nấm bồ hóng trên lá.

Ruồi khoai lang - Bemisia tabaci
Ruồi khoai lang - Bemisia tabaci (Ảnh: science.uva)

(Những loài không có trong danh sách không có nghĩa là kém nguy hiểm hơn)

Cập nhật: 24/07/2024 Theo Cục Bảo vệ Môi trường
  • 3,813
  • 23.154