Chuyện chưa kể về "tàu sân bay trên không" của Hải quân Mỹ

Trong những năm đầu thế kỷ 20, Hải quân Mỹ bắt đầu phát triển một chiến lược mới, chế tạo hàng loạt tàu bay nhẹ hơn không khí để do thám trên bầu trời, mang theo và vận hành các máy bay hai tầng cánh trong nhiệm vụ trinh sát.

Từ mũi đến đuôi, những tàu bay khổng lồ làm nhiệm vụ tàu sân bay trên không có kích thước giống như một tòa nhà chọc trời cao 60 tầng.

Hải quân Mỹ bắt đầu thiết kế tàu bay thể rắn siêu nhẹ vào những năm 1916, đến 1926 thì tập trung vào các tàu bay có thể hỗ trợ nhiệm vụ do thám trên không. Qua đó hàng không mẫu hạm bay đầu tiên, USS Akron được đưa vào hoạt động năm 1931.


"Tàu sân bay trên không"
USS Macon trên bầu trời New York.

USS Akron được trang bị với phi hành đoàn gần 100 người. Chiếc khinh khí khổng lồ bao gồm các tiện ích thông thường như chỗ ngủ và nhà vệ sinh. Các khoang chứa riêng lẻ có thể chứa đến năm chiếc máy bay hai tầng cánh cố định trên tàu.

Và vì nó được chứa đầy heli thay vì hơi dễ cháy, Akron thậm chí còn có bếp nấu đầy đủ chức năng. Dù vậy, sau một số sự cố trong 2 năm, tàu rơi và chìm ngoài khơi New Jersey năm 1933, khiến 73 trên tổng số 76 người trên tàu thiệt mạng.

Tàu Macon được đưa vào hoạt động một tháng rưỡi sau, dưới sự chỉ huy của một trong số những người sống sót sau tai nạn tàu Akron – đại úy Hải quân Herbert Wiley, có căn cứ tại California.


Máy bay "neo đậu" trên tàu USS Macon qua một "thang đu" phía ngoài.

Tàu bay lớp hai này đã giúp hiện thực hóa ý tưởng vận hành, phóng và phục hồi những chiếc máy bay hai tầng cánh Curtiss F9C Sparrowhawk thông qua một “thang đu”. Máy bay khi hoạt động từ tàu bay thường bỏ bộ phận hạ cánh, "neo" trên thang và từ đó cất cánh, khiến các phi công phải hết sức thận trọng.

Tháng 2/1935, tàu bay gặp bão ngoài khơi Point Sur, Califonia. Trong khi chống đỡ, họ dần mất kiểm soát tàu bay và nơi thẳng xuống biển.

Dù vậy tàu bay rơi chậm đến nỗi phi hành đoàn có thể mặc áo bảo hộ. Một thành viên nhảy ra khi ở quá cao và một người cố gắng quay lại tàu để lấy tư trang thiệt mạng, còn lại 74 người được cứu sống.


Bên trong tàu bay khi đang được xây dựng.

Chương trình tàu bay thể rắn không thể giữ lại. Phi vụ chìm tàu USS Macon kết thúc việc hải quân Mỹ sử dụng tàu bay trên không do thám tầm xa cho hạm đội.

Bruce Terrel, nhà khảo cổ và nhà sử học thuộc văn phòng NOAA cho biết, dù Macon không tồn tại lâu nhưng đã thể hiện cách Hải quân Mỹ từng nhìn nhận và đối phó với những mối đe dọa của Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như cách do thám và bảo vệ hạm đội. Trong khi Macon được coi là thể hiện công nghệ cao nhất, các máy bay trên biển với khả năng rộng lớn hơn được phát triển, hệ thống radar cùng công nghệ mới cũng được phát triển.

Cập nhật: 26/08/2019 Theo VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video