Chuyện tình có thật của chú cá heo và cô gái trẻ, hành động gây sốc khi bi chia cắt khiến ai cũng choáng váng

Một thí nghiệm được thực hiện thời điểm những năm 1960 đã xảy ra theo cách kỳ lạ và ngoài sức tưởng tượng của tất cả những ai đã lên kế hoạch cho nó. Năm đó, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ cho phép thực hiện thí nghiệm dạy cá heo hiểu và bắt chước giọng nói của con người. Mục đích lâu dài của thí nghiệm này là thông qua cơ chế học hỏi của cá heo để tìm ra cách giúp con người nói chuyện được với "người ngoài hành tinh" nếu họ thực sự tồn tại.

Để phục vụ thí nghiệm này, một khu phức hợp rộng lớn được đặt tên là "nhà cá heo" chính thức được xây dựng và thành lập. Chú cá heo 6 tuổi Peter được cô gái có tên Margaret Howe, nữ trợ lý nghiên cứu 23 tuổi chịu trách nhiệm dạy dỗ. Họ có thời gian 10 tuần để hoàn thành thí nghiệm của mình.


Peter và Margaret gặp nhau lần đầu khi thí nghiệm dạy tiếng Anh cho cá heo được diễn ra.

Toàn bộ thời gian đó, Margaret gần như chỉ ở dưới nước cùng Peter ngoại trừ những lúc cô phải lên bờ để chợp mắt, tắm rửa và nghỉ ngơi lấy sức. Cặp đôi người và cá sống, ăn, ngủ và chơi cùng nhau khi Margaret cố gắng dạy Peter cách để bắt chước tiếng người.

Người giám sát thí nghiệm kể trên chính là Tiến sĩ John C Lilly, tới từ Phòng thí nghiệm Dolphin Point, trên đảo St Thomas ở vùng Caribbe. Ông này đoán rằng, cá heo có thể bắt chước giọng người trong khoảng 10 đến 20 năm tới, tính  từ thời điểm thí nghiệm được tiến hành.

Tuy nhiên, nằm ngoài dự đoán của chính ông hay bất cứ ai, giữa chú cá heo Peter và cô gái Margaret phát triển một phản ứng kỳ lạ. Không ai có thể tin điều này nhưng dường như Peter đã nảy sinh tình yêu với cô giáo của mình, thậm chí nó là thứ tình cảm đặc biệt sâu đậm.


Họ sống cùng nhau suốt 10 tuần.

Sau 4 tuần được huấn luyện, Margaret phát hiện Peter bắt đầu thích thú ở gần cô, có những hành vi tán tỉnh của một con cá heo đực dành cho con cái như động chạm, cọ xát vào chân Margaret.

Đến khi phản ứng yêu đương của con vật đã quá rõ ràng, Margaret đành lòng phải đáp ứng để Peter tập trung hoàn thành cuộc thí nghiệm. Rất nhiều lần, Margaret khẳng định tất cả mọi quyết định của mình là để phục vụ mục đích của cuộc thí nghiệm chứ không hề nhằm thoả mãn dục vọng cá nhân dù với cô, Peter là con vật đặc biệt và đáng yêu.


Peter bắt đầu phát sinh tình cảm với Margaret ở tuần thứ 4.

"Mối quan hệ chuyển từ bắt buộc phải ở cùng nhau thành sự thích thú ở bên nhau và muốn ở bên nhau. Tôi cảm thấy nhớ Peter khi không ở cùng nó", Margaret chia sẻ trong một bộ phim tài liệu của BBC năm 2014.

"Nó biết tôi ở đó, và nó cũng ở đó. Chắc chắn đối với Peter mối quan hệ này là thuộc về tình dục, đối với tôi thì tất nhiên không phải nhưng trải nghiệm này thực sự là thứ rất nhạy cảm". Peter biết cả "ghen" khi nhìn thấy "cô gái của mình" trò chuyện cùng người khác. Mặc dù được nhốt cùng 2 con cá heo cái khác, nhưng giữa chúng không hề phát sinh quan hệ, Peter tỏ ra thờ ơ với những con cái cùng loài.

Peter ngủ ngay cạnh chiếc giường treo lơ lửng của Margaret, cả hai cùng xem TV, con vật thậm chí còn bắt đầu hình thành một số âm thanh của con người, đặc biệt là từ "ball" (bóng).


Peter ngủ ngay cạnh chiếc giường treo lơ lửng của Margaret.

Cho đến khi kinh phí của cuộc thí nghiệm dần cạn kiệt còn mối quan hệ của "cô giáo và cá heo" đã tiến đến mức gần gũi, nhà cá heo buộc phải đóng cửa. Chú cá heo Peter bị chuyển đến một phòng thí nghiệm quy mô nhỏ hơn tại Florida, Mỹ và chia cắt hoàn toàn với Margaret. Trong những ngày đầu tiên sau sự thay đổi này, Peter tỏ ra đau đớn cùng cực. Vài tuần trôi qua, khi đã quá tuyệt vọng, Peter... tự sát.

"Tiến sĩ John đã gọi cho tôi và nói rằng Peter tự sát", Margaret chia sẻ với tờ The Guardian. Chuyên gia tại phòng thí nghiệm Florida nhận định Peter chết vì không được gặp người nó yêu.


Bà Margaret trong bộ phim tài liệu của BBC năm 2014.

"Cô gái kia có thể vượt qua được điều đó, nhưng Peter thì không", họ nói. Theo Ric O’Barry, nhà nghiên cứu tới từ tổ chức bảo vệ quyền động vật, khẳng định cái chết của Peter là hành động "tự sát" của loài cá heo. Ông giải thích: "Cá heo không phải loài tự thở như con người. Mỗi hơi thở của chúng là một nỗ lực có kiểm soát. Nếu gặp phải những thay đổi lớn, cá heo chỉ cần lấy một hơi rồi tự chìm xuống đáy bể. Chúng không ngoi lên thở lần tiếp theo nữa".

Vậy là, thí nghiệm năm đó đã thất bại trong việc bắt cá heo học tiếng Anh nhưng lại giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc về cảm xúc mạnh mẽ của động vật, đặc biệt là cá heo.


Con vật bị chuyển về Florida sau đó và xa rời "người yêu" của mình từ đó.

Cập nhật: 11/10/2024 Theo doanhnghiep&tiepthi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video