Có hơi nước và ô-zôn trên khí quyển sao Hỏa

Lần đầu tiên, các nhà khoa học châu Âu đã phát hiện hơi nước và khí ôdôn, và vẽ được bản đồ phân bố của chúng trong khí quyển của sao Hỏa, tức Hành tinh Đỏ.

Trong tháng Giêng năm 2006, tàu thăm dò sao Hỏa "Mars Express" của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), đã đi vào quỹ đạo cách bề mặt Hành tinh Đỏ từ 50 đến 150km. Các thiết bị nghiên cứu trên tàu đã thu thập và chuyển về Trái Đất nhiều thông tin mới, đặc biệt cả những ảnh nổi bề mặt của Sao Hoả.

 

Tàu thăm dò sao Hỏa "Mars Express" của Cơ quan vũ trụ châu Âu (Ảnh: clubs)

Tàu thăm dò cũng phát hiện được ánh sáng rực rỡ vào ban đêm của khí nitrogen monoxit (NO) ở độ cao từ 70-100km trong khí quyển của Sao Hỏa.

Băng tuyết cũng đã được phát hiện ở mỏm cực Nam của Sao Hỏa vào cuối mùa Hè.

Các dụng cụ khoa học trên tàu thăm dò Sao Hỏa cũng đã vẽ bản đồ khoáng sản trên hầu hết bề mặt Sao Hỏa. Theo đó, tất cả các khoáng sản có trên Trái Đất đều hiện diện trên Hành tinh Đỏ, nhưng không phát hiện được các muối của axít cácbôních (H2CO3) mặc dù các muối này tồn tại rất phổ biến trên Trái Đất dưới dạng than và dầu mỏ.

Theo TTXVN/VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video