Có mấy loài vi tảo độc hại?

Tảo sợi bám - Phaeocystis globosa - nở hoa tạo bọt tấp vào bờ vùng biển Bình Thuận tháng 4-2005 - Ảnh: Sở KH&CN Bình Thuận

TS Nguyễn Ngọc Lâm - trưởng phòng sinh vật phù du biển, Viện Hải dương học Nha Trang (Viện Khoa học và công nghệ VN) - cho biết riêng ở vùng biển Khánh Hòa đã có ít nhất 44 loài vi tảo có khả năng gây độc hại được tìm thấy.

Còn ở các vùng biển trên phạm vi cả nước, các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 70 loài tảo có khả năng sinh độc tố gây hại cho con người. Trong khi đó, khoa học cũng đã ghi nhận được trên thế giới có khoảng 300 loài thực vật phù du hình thành sự nở hoa với mật độ lên đến hàng triệu tế bào/lít.

Khoảng 1/4 trong số các loài gây nên hiện tượng nở hoa có khả năng sản sinh độc tố. Theo TS Lâm, đây là mối đe dọa, thậm chí có thể tàn phá khu hệ động vật và thực vật, kể cả ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã ghi nhận được sự tích tụ độc tố tảo trong cá hoặc các loài động vật thân mềm có vỏ.

Cấu trúc hóa học của các độc tố tảo trong tự nhiên là rất khác nhau, nhưng chúng không thể bị phá hủy hoặc tiêu giảm khi đun nấu ngay cả ở nhiệt độ cao, đặc biệt các độc tố tảo không làm ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm nên con người càng khó phát hiện chúng.

Q.T.

Theo Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video