Các nhà khoa học đã lần đầu tiên chế tạo được một loại cơ công nghệ sinh học có thể tự liền vết thương trên động vật.
Họ hy vọng loại cơ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm này sẽ làm một bước quan trọng tiến tới việc sử dụng để điều trị thương tích trên người.
Các nhà nghiên cứu đã đo sức mạnh của cơ nhân tạo bằng cách dùng xung điện kích thích, kết quả cho thấy nó “khỏe” gấp 10 lần tất cả những loại cơ nhân tạo trước đây.
Nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Duke đã phát hiện ra rằng môi trường tối ưu để nuôi cấy loại cơ này đòi hỏi hai điều kiện - những sợi cơ co đã phát triển tốt và một đám tế bào gốc cơ, có tên là các tế bào vệ tinh.
Họ thấy rằng cơ mới tạo ra có thể tự phục hồi khi bị tổn thương bởi chất độc có trong nọc rắn. Loại cơ này có thể tích hợp vào chuột nhanh chóng và tự liền tổn thương cả trong ống nghiệm và trên động vật.
“Loại cơ mà chúng tôi tạo ra tiêu biểu cho một tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực này. Đây là lần đầu tiên chế tạo được một loại cơ “công nghệ sinh học” có thể co bóp mạnh như cơ của trẻ sơ sinh”.
Giờ đây nhóm nghiên cứu sẽ bắt đầu tìm hiểu xem liệu có thể dùng cơ “giả” này để sửa chữa các tổn thương và bệnh của cơ thật hay không.