Có thể đo thời gian không cần đồng hồ

Các nhà khoa học Pháp mới đây đã phát hiện ra cách đo lường độ trễ của thời gian trong khi xảy ra hiện tượng phát xạ quang điện mà không cần dùng đến đồng hồ (một phần rất nhỏ của thời gian). Điều này giúp mở ra nhiều triển vọng phát triển những công nghệ tiên tiến trong tương lai.

Theo Digital Journal, hiện tại, các nhà khoa học tại ĐH. École polytechnique fédérale de Lausanne, Thụy Sỹ đang rất quan tâm đến nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau giúp theo dõi thời gian, đặc biệt là phương pháp đo lường một hiện tượng vật lý có tên "Bức xạ quang". Hiện tượng này mô tả những thứ sẽ được phóng ra khi có một chùm ánh sáng chiếu vào một số vật liệu nhất định, và sau đó các electron được phát xạ ra bên ngoài. Hiệu ứng này cũng được ứng dụng làm nghiên cứu nền tảng của công nghệ laser.


Hiệu ứng bức xạ quang được ứng dụng làm nghiên cứu nền tảng của công nghệ laser.

Và đó cũng là những gì các nhà nhà nghiên cứu Pháp đang quan tâm tới. Họ đã thực hiện tính toán thành công độ trễ của một phần tỉ của một phần tỉ của một giây (1.0 × 10^-18 giây) khi xảy ra hiện tượng bức xạ quang.

Các nhà khoa học Pháp đã thực hiện thành công nghiên cứu đó bằng phép đo electron được phóng ra từ một tinh thể đồng. Thật thú vị khi phép đo này hoàn toàn không phụ thuộc vào các phép đo thời gian thông thường. Họ chỉ cần đo các spin của các electron phát xạ mà không cần đến các xung laser siêu ngắn.

Theo Wikipedia, spin là một đại lượng vật lý, có bản chất của mô men động lượng và là một khái niệm thuần túy lượng tử, không có sự tương ứng trong cơ học cổ điển.


Bức xạ quang là cơ sở của kỹ thuật quang phổ tiên tiến ngày nay.

Bức xạ quang là cơ sở của kỹ thuật quang phổ tiên tiến ngày nay. Do đó, phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ dễ dàng áp dụng cho việc nghiên cứu tính chất của các hạt electron trong một bề mặt rắn, đặc biệt hiểu được tính chất từ của một số vật liệu khác nhau và mang tới triển vọng phát triển các thiết bị điện tử y tế và tiêu dùng hiệu dụng, tiện lợi hơn.

Trong khi đó, việc nắm bắt được cách đo độ trễ thời gian với quy mô atto giây (chu kỳ thời gian ngắn nhất có thể đo được trong 1 giây) và sự khác biệt giữa các loạt vật liệu sẽ cung cấp một chuẩn mực tốt nhất để phát triển các loại công tắc điện tử.

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học Pháp đã được đăng tải trên tạp chí Physical Review mới đây.

Cập nhật: 20/02/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video