Có thứ gì đó bí ẩn đang... huýt sáo dưới biển Caribbean mà khoa học đang đau đầu tìm hiểu

Bản chất của các nhà khoa học là đi tìm lời giải cho những vấn đề bí ẩn tồn tại trên đời này. Mà đại dương sâu thẳm lại là một thế giới bí ẩn bậc nhất hiện nay.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng bí ẩn nữa tại vùng biển Caribbean - nơi vốn nổi tiếng là địa bàn hoạt động của cướp biển trong những thế kỷ trước. Đó là một âm thanh có tần số rất thấp, thua xa ngưỡng nghe của con người. Vấn đề là các nhà khoa học tin rằng âm thanh ấy xuất phát từ một thứ gì đó khổng lồ, biết di động, đến mức tạo ra những đợt sóng mạnh trong trường hấp dẫn của Trái đất.


Các nhà khoa học phát hiện âm thanh như tiếng huýt sáo dưới đáy biển Caribean.

Phát hiện này do các chuyên gia từ ĐH Liverpool (Anh Quốc) tìm ra, khi nhóm nghiên cứu đang thực hiện chuyến khảo sát tại biển Caribbean thuộc Đại Tây Dương. Mục đích ban đầu chỉ là xem xét hoạt động của các dòng biển trong khu vực - những dòng biển mang hơi ấm đến vùng Tây Âu. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra âm thanh được mô tả như "tiếng huýt sáo", do một thứ gì đó có kích cỡ lớn phát ra dưới đáy biển.


Quái vật khổng lồ chăng?

Hiện tại, vẫn chưa rõ âm thanh này là do sinh vật sống, hay do quá trình tự nhiên tạo ra. Một số ý kiến lại cho rằng có thể đó là một con quái vật khổng lồ đã tồn tại từ thời tiền sử. Tuy nhiên sau khi đánh giá mực nước biển, áp suất và tần suất các đợt sóng âm gây ra trong giai đoạn 1958 - 2013, khả năng âm thanh được tạo thành từ sinh vật sống thực chất là rất thấp.

Thay vào đó, thủ phạm thực sự có thể là chính sóng biển. Đôi khi, những con sóng lớn trong khu vực đánh về phía Tây có thể đã tác động đến đáy biển. Quá trình này khiến sự hiện diện của sóng mờ dần ở bờ Tây, trong khi rõ hơn ở bờ Đông. Qua thời gian, những đợt sóng chậm rãi tích tụ, khuếch đại, tạo ra âm thanh lớn nhưng ở tần số thấp.

Việc một lượng lớn nước di chuyển qua lại liên tục cũng gây ảnh hưởng đến từ trường trong khu vực, và khoa học có thể quan sát được trên vệ tinh.

"Chúng ta có thể so sánh hoạt động các dòng biển tại Caribbean với âm huýt sáo. Khi huýt, luồng không khí xuyên qua miệng sẽ trở nên bất ổn, kích thích sóng âm cộng hưởng cho phù hợp với khoang miệng. Và vì khoang miệng mở ra, âm thanh tích tụ mới đạt đến mức bạn có thể nghe được" - trích lời Chris Hughes, giáo sư khoa học đại dương tại ĐH Liverpool.

Dù vậy, đây vẫn chỉ là giả thuyết và chưa có kết luận chính thức. Trong thời gian chờ đợi kết luận, các fan truyện viễn tưởng vẫn mặc sức để trí tưởng tượng bay xa về một sinh vật khổng lồ nào đó dưới đáy đại dương.

Cập nhật: 02/05/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video