Cổ vật xuất hiện dưới lớp tuyết tan

Chiếc áo dài có từ thời kỳ Đồ Sắt là một trong những hiện vật được tìm thấy dưới lớp băng tuyết tại Na Uy.

Tuyết ở các vùng núi Na Uy và một số nơi khác đang có hiện tượng tan chảy do biến đổi khí hậu. Điều này tình cờ giúp các nhà khoa học phát hiện ra nhiều vật dụng cổ bị chôn sâu dưới lớp tuyết dày.


Chiếc áo cổ được làm từ lông thú. (Ảnh: BBC)

Chiếc áo dài trong ảnh được phát hiện trên dòng sông băng ở Na Uy, bị bạc màu một phần do tác động của ánh nắng mặt trời và gió. Chiếc áo bị sờn rách và có hai miếng vá. Các nhà nghiên cứu cho biết chiếc áo ra đời khoảng từ năm 230 đến 390 sau công nguyên và làm từ lông thú.

"Những đồ vật cổ được tìm thấy mang một ý nghĩa quan trọng với ngành sản xuất dệt may”, BBC dẫn lời tiến sĩ Marianne Vedeler, nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Oslo, Na Uy cho biết.

Ngoài chiếc áo dài, các nhà khoa học còn tìm thấy thêm nhiều vật dụng khác như mũi tên có từ thời kỳ đồ đá mới, những mảnh xương. Chúng được ước tính có niên đại khoảng 6.000 năm tuổi.

Những hiện vật trên được bảo quản rất tốt dưới lớp băng tuyết, nhưng khi thời tiết ấm lên khiến cho băng tan nhanh hơn, những thứ còn nằm sâu bên dưới có thể sẽ bị hỏng trước khi các nhà khoa học phát hiện ra.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video