"Cơn lốc" cá mập tranh nhau xâu xé xác cá voi lưng gù

Thước phim quay bằng drone cho thấy một đàn cá mập san hô tranh nhau xé xác cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) trôi nổi dọc vùng ven biển Australia.


Những con cá mập kéo tới chia bữa ăn thịnh soạn. (Ảnh cắt từ clip).

Trong suốt cuộc tranh giành, ít nhất 60 con cá mập lượn thành xoáy tròn quanh cái xác. Tuy nhiên, những nhân chứng cho biết số cá mập kéo tới bữa đại tiệc có thể lên tới hơn 100 con. Du khách John Cloke và Indy Crimmins ghi lại cảnh tượng ở khu vực ngoài khơi bãi biển Norman gần Albany, phía tây Australia.

Sau khi trở về từ chuyến đi câu buổi sáng, Cloke trông thấy xác cá voi trên mặt nước với những con chim vây quanh và điều khiển drone bay lên phía trên để tìm hiểu. Anh chia sẻ video hôm 16/5 qua mạng Instagram. Con cá voi dài khoảng 15 m. Khi camera của drone lia ra xa hơn, ngày càng nhiều cá mập xuất hiện ở rìa vòng xoáy, chờ cơ hội lao vào trong và ngoạm một miếng.

"Có thời điểm khoảng 100 con cá mập lượn quanh cái xác", Cloke kể lại. "Chúng tôi không thể đếm hết". Hình ảnh cá mập và những loài ăn xác thối khác ăn xác cá voi trên mặt biển rất hiếm gặp, theo Steve Taylor, nhà nghiên cứu cá mập ở Cơ quan công nghiệp và phát triển vùng miền Australia.

Phần lớn cá voi trôi nổi trên mặt biển sau khi chết do cơ thể chúng chứa đầy khí từ quá trình phân hủy. Một nghiên cứu vào năm 2020 xuất bản trên tạp chí Frontiers in Marine Science phát hiện lượng khí gas sinh ra đóng vai trò lớn trong việc quyết định xác cá voi hoặc cá heo có trôi dạt vào bờ hay không. Những loài cá voi lớn nhiều mỡ như cá voi lưng gù sẽ trôi nổi trong thời gian dài hơn, đôi khi hơn một tuần, biến chúng thành mục tiêu lý tưởng của động vật ăn xác thối như cá mập và chim biển.


Video: John Cloke và Indy Crimmins

Trong thước phim gần đây ở Australia, các nhà nghiên cứu chưa rõ những loài cá mập nào tham gia, trong số đó có thể có cá mập bronze whaler (Carcharhinus brachyurus). Theo Taylor, xác cá voi là một cơ hội kiếm ăn tốt đối với nhiều loài cá mập khác nhau ở vùng ven biển.

Tuy nhiên, cuộc tranh ăn ở mặt biển chỉ là bước đầu tiên trong quá trình phân hủy kéo dài, cung cấp thức ăn cho hàng chục loài động vật biển cư trú ở những độ sâu khác nhau. Sau khi chìm xuống, xác cá voi sẽ rơi xuống đáy biển. Tại đó, phần thịt tươi còn sót lại tiếp tục bị rỉa sạch bởi các loài ăn xác thối đa dạng, bao gồm bạch tuộc, lươn, cua và cá mập biển sâu, theo tổ chức Ocean Conservancy. Ngay cả khi cái xác chỉ còn là bộ xương, nó cũng bị ăn dần bởi vi khuẩn và giun biển trong quá trình có thể kéo dài hơn một thập kỷ.

Cập nhật: 25/05/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video