Con người cần sử dụng cả hai bán cầu não để giao tiếp

Con người cần sử dụng cả hai bán cầu não khi giao tiếp. Đó là kết quả của công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature (Anh) số ra ngày 15/1.

Phát hiện này có thể giúp thay đổi phương pháp trị liệu cho những bệnh nhân suy giảm khả năng nói do bị đột quỵ.

Trước đây, các giả thuyết về thần kinh học cho rằng khả năng nói và ngôn ngữ là những kỹ năng "bị lệch" và chỉ chịu sự kiểm soát của một bên não, trong trường hợp này là bán cầu não trái.

Giả thuyết này chưa hoàn toàn thuyết phục do chỉ dựa vào quan sát gián tiếp chứ không phải trực tiếp về cơ chế hoạt động của não.

Để có được cái nhìn toàn diện hơn, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học New York (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm đối với 16 tình nguyện viên.


Ảnh: illumine.co.uk

Các nhà khoa học sử dụng phương pháp cấy điện cực dưới da nhằm lập sơ đồ hoạt động não bộ của người tham gia.

Phương pháp này có tên gọi electrocorticogram - thường được sử dụng trước phẫu thuật cho bệnh nhân động kinh. Nó cho kết quả chính xác hơn máy quét 3D trong việc xác định thời gian và nơi các nơron thần kinh bị kích thích.

Những người tình nguyện được yêu cầu lặp lại những từ vô nghĩa như "pob" "kig" nhằm tách biệt những vùng não được kích hoạt trong khi nói - cách phát âm từ.

Do những từ trên không có nghĩa nên một phần khác của não đã được sử dụng để tạo ra cách phát âm từ thay vì vùng não sử dụng cho ngôn ngữ - vốn đòi hỏi sự am hiểu và cách sử dụng từ ngữ.

Thực tế, ảnh chụp 3D cho thấy khả năng nói là "đối xứng hai bên", có nghĩa là những vùng ở cả hai bán cầu não đều được sử dụng trong việc tạo ra từ ngữ.

Những khu vực cụ thể là vùng trán dưới đối xứng, dưới đỉnh, dưới thái dương, tiền vận động và vỏ cảm giác sinh dưỡng.

Giáo sư Bijan Perasan, người tham gia nghiên cứu trên, nhấn mạnh kết quả nghiên cứu "đảo ngược lại những gì đã được cả thế giới chấp nhận trước đây". Ông Perasan cho rằng kết quả này có thể mở ra những liệu pháp giúp phục hồi khả năng nói của những bệnh nhân bị đột quỵ hay bị tổn thương não.

Theo TTXVN?Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video