Con người sẽ học nhanh gấp 3 lần nếu chiếu tia sáng "mồi" phù hợp sóng não

Bộ não con người có thể học nhanh hơn gấp ba lần nếu chiếu tia sáng ở tần số sóng não alpha riêng lẻ của nó trong 1,5 giây.


Để não con người hoạt động nhanh, chỉ cần chiếu tia sáng "mồi" vào não họ trong 1,5 giây - (Ảnh: ĐẠI HỌC CAMBRIDGE).

Đây là một nghiên cứu về việc dùng tia sáng "mồi" sóng não con người do các nhà nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore công bố trên tạp chí Cerebral Cortex.

Tia sáng "mồi" sóng não

Bộ não là một trung tâm hoạt động liên tục và khi được đo bằng điện não đồ (EEG), một số mẫu nhất định sẽ xuất hiện dưới dạng hoạt động sóng não dao động đều đặn.

Khi bạn cảm thấy bình tĩnh và thư thái, hoặc thậm chí là đang thiền định, sóng não của bạn có xu hướng dao động trong khoảng 8-12 Hz - phổ sóng alpha.


Bản đọc điện não đồ mẫu khi não một người đang ở trạng thái bình tĩnh - (Ảnh: ĐẠI HỌC CAMBRIDGE).

Theo giáo sư Zoe Kourtzi, mỗi người có tần số sóng alpha cụ thể của riêng họ. Bà là giáo sư khoa tâm lý học thực nghiệm của Đại học Cambridge (Anh), tác giả của nghiên cứu.

Bà Kourtzi cho biết: “Chúng tôi mô phỏng những dao động này. Sau đó để não hài hòa với tần số mô phỏng của chính nó ở trạng thái tốt nhất chỉ trong 1,5 giây.

Bằng cách khai thác nhịp điệu sóng não này, có thể giúp tăng cường khả năng học tập linh hoạt trong suốt cuộc đời một con người, từ trẻ sơ sinh đến tuổi trưởng thành".

Kết quả bất ngờ

Bà Kourtzi và một nhóm các nhà thần kinh học đã đọc điện não đồ từ 80 người tham gia nghiên cứu, tìm ra tần số sóng alpha duy nhất của từng đối tượng.

Sau đó, họ tạo ra các "xung quang học" - những ô vuông màu trắng nhấp nháy trên màn hình máy tính, được điều chỉnh để khớp chính xác với sóng alpha của từng cá nhân.

Họ cho các đối tượng nhìn các xung này trong 1,5 giây. Và sau đó các đối tượng được giao một nhiệm vụ nhận thức nhanh, trong đó họ phải chọn ra những hình dạng cụ thể giữa những hình lộn xộn mà mắt nhìn thấy.


Điện não đồ được sử dụng để đo hoạt động não bộ của các đối tượng từ 18-35 tuổi - (Ảnh: ĐẠI HỌC CAMBRIDGE).

"Tốc độ học tập" giữa các nhóm hoàn toàn khác nhau: Với các đối tượng được cung cấp tần số chính xác khớp với sóng điện não đồ, họ hoạt động tốt nhất. Nhóm này cải thiện việc đọc nhanh hơn ít nhất 3 lần so với nhóm đối chứng.

Họ vẫn duy trì thành tích đạt được vào ngày hôm sau khi bài tập được lặp lại.

Đồng tác giả - tiến sĩ Elizabeth Michael, Đại học Cambridge, cho biết: “Bản thân sự can thiệp rất đơn giản, chỉ là một cái nhấp nháy ngắn trên màn hình, nhưng khi chúng tôi nhấn đúng tần số cộng với căn chỉnh pha phù hợp với sóng não, nó dường như có tác dụng mạnh mẽ và lâu dài”.

"Trên thực tế, bộ não chụp ảnh mô phỏng nhanh sóng não và sau đó các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau để xâu chuỗi thông tin lại", đồng tác giả, giáo sư Victoria Leong, từ khoa nhi của Đại học Cambridge liên kết với Đại học NTU, cho biết. "Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thông tin với giai đoạn tối ưu của sóng não, đây là lúc các tế bào thần kinh của chúng ta ở mức cao nhất dễ bị kích thích".

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các máy điện não đồ phức tạp, nhưng hiện nay đã có những hệ thống đeo đầu đơn giản cho phép bạn đo tần số não khá dễ dàng".

Cập nhật: 11/02/2023 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video