Công nghệ mới xử lý chất thải của người bằng nước biển

Theo một nghiên cứu, các hố xí máy sẽ được xây trên các đảo hiếm nước ngọt, với hệ thống nước xối cầu chưng cất từ nước biển theo công nghệ sục Ozon và hệ thống xử lý hết chất thải nhà vệ sinh. 

 

Buổi nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ và xử lý chất thải của dân trên đảo bằng nước biển”. Ảnh: M.Loan


Ngày 7/10, tại TP.HCM, Hội đồng khoa học công nghệ quân chủng hải quân đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ và xử lý chất thải của dân trên đảo bằng nước biển” do TS. Nguyễn Văn Dán, Khoa Công nghệ vật liệu Trường ĐH Bách khoa (TP.HCM) làm chủ nhiệm.

TS. Nguyễn Văn Dán cho biết, ông và cộng sự đã thử nghiệm thiết kế, xây dựng công trình vệ sinh (cho 12 người) và hệ thống xử lý chất thải của người trên đảo Trường Sa lớn.

Nội dung nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là nghiên cứu thiết kế và xây dựng công trình vệ sinh (12 người), hệ thống xử lý và quy trình xử lý chất thải của người trên đất liền. Việc xây dựng lắp đặt và chuyển giao hệ thống nhà vệ sinh, hệ thống và quy trình xử lý chất thải nhà vệ sinh sẽ được tiến hành thực hiện ở giai đoạn 2.

Ở phần nghiên cứu thực nghiệm trên đất liền, TS. Nguyễn Văn Dán đã tiến hành thiết kế và chế tạo hệ thống chưng cất nước biển (hoặc nước tái sử dụng, nước mưa) thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời và xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải mới.

Kết quả, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công thiết bị chưng cất nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng mặt trời với năng suất chưng cất từ 3-5 l/ngày vào mùa khô và 1-2 l/ngày vào mùa mưa. Đồng thời, đưa ra giải pháp tái chế nước thải sử dụng lại làm nước xối cầu nhà vệ sinh với công nghệ sục Ozon, cũng như nghiên cứu thành công quy trình xử lý chất thải vệ sinh của người trên đảo.

Việc xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý được TS. Nguyễn Văn Dán và cộng sự tiến hành trên diện tích mặt bằng nhà vệ sinh 3,6m x 2,9m, chiều cao 3,6m, với 2 ngăn vệ sinh và 1 ngăn chứa máy phát Ozon, 2 bồn cầu, 2 vòi rửa. Hệ thống chưng cất nước ngọt từ nước biển gồm 6 modules (1,134m2/1 modules) với diện tích mặt kính là 6,8m2 được bố trí trực tiếp trên nóc nhà vệ sinh. Hệ thống thu gom nước mưa được bố trí xối theo mái kính dốc chảy xuống máng và theo ống dẫn xuống bể chứa nước được làm bằng composite.

Việc vận hành hệ thống xử lý được tiến hành qua từng bước cụ thể, nước sau khi được xử lý trong và không còn mùi hôi. Lượng nước cất thu được trong một ngày đêm vào mùa nắng khoảng 30-35 l/ngày và 8-12 l/ngày vào mùa mưa. Hệ thống nhà vệ sinh và quy trình xử lý công nghệ hoạt động ổn định, vận hành an toàn.

Kết thúc buổi nghiệm thu, hầu hết các đại biểu có mặt đều đề nghị triển khai trên diện rộng nghiên cứu này tại các đảo.

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video