Công thức tính thể tích nhau thai giúp giảm bớt rủi ro sảy thai

Để khắc phục tình trạng thai chết lưu do nhau thai qúa nhỏ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Dược đại học Yale đã phát triển một phương pháp mới đo kích thước nhau, cơ quan cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.

Hạn chế về mặt công nghệ ngày nay khiến các bác sĩ chưa đủ khả năng kiểm soát sự phát triển của nhau thai, nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Có những trường hợp nhau thai quá nhỏ khiến thai bị hết thức ăn và oxy rồi chết lưu trong bụng mẹ - dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Harvey J. Kliman, nhà khoa học chuyên về sản khoa. Ông cùng đồng nghiệp đã công bố các kết quả trên tờ American Journal of Perinatology số ra ngày 3 tháng 8 vừa qua.

Hàng năm, tử vong thai nhi, hay còn gọi là tình trạng thai chết lưu trong tử cung, gây ảnh hưởng tới 30.000 ca thai sản tính riêng ở Mỹ. Tới nay, chưa có bất kì cách cụ thể nào để xác định lượng dinh dưỡng và oxy tồn tại trong nhau ở một thời điểm cụ thể.

Kliman đã quyết định tiến hành nghiên cứu này sau khi nhận thấy rất nhiều ca sảy thai ở cuối thai kì có liên quan tới nhau thai nhỏ. Ông lập luận rằng cũng giống như bác sĩ sản khoa có thể sử dụng sóng siêu âm để theo dõi sự phát triển của bào thai, hay bác sĩ nhi khoa có thể cân và đo các chỉ số của trẻ em để đảm bảo chúng đang lớn lên bình thường, sự phát triển của nhau thai có thể được kiểm soát theo cách tương tự.

Tính thể tích nhau thai giúp giảm bớt rủi ro sảy thai (Ảnh : xaluan.com)

Khi Kliman hỏi các chuyên gia thai sản tại sao họ không kiểm tra nhau thai khi tiến hành siêu âm thai định kì, câu trả lời nhận được luôn là: nhau thai là một cấu trúc cong rất khó tiến hành đo đạc. Nếu muốn đo thể tích thực của nhau tại một thời điểm, họ phải có trong tay một thiết bị đắt tiền, phải trải qua một khóa đào tạo chuyên sâu và cần nhiều thời gian hơn cho mỗi cuộc đo khám.

Với sự trợ giúp của cha mình (Merwin Kliman), nhà toán học kiêm kĩ sư điện, Kliman đã phát triển biểu thức trong đó sử dụng chiều dài, chiều cao và độ dày tối đa của nhau thai. Kliman cùng nhóm nghiên cứu trường đại học Yale đã thông qua phương pháp này sau khi so sánh thể tích dự đoán tính bằng công thức của họ (gọi tắt là công thức EPV), sử dụng các số liệu lấy từ cuộc kiểm tra ngay trước khi sinh, với cân nặng thực tế của nhau thai ngay sau khi sản phụ sinh xong.

“Chúng tôi đã chứng minh được rằng biểu thức dự đoán cân nặng thực tế của nhau thai EPV có độ chính xác lên tới 89%,” Kliman nói. “Phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả trong quý hai và ba của thai kì, khoảng thời gian mà nhiều thai phụ thường tiến hành các cuộc siêu âm kiểm tra thai.”

Ngoài việc chính thức đưa ra công thức tính toán nói trên, nhóm cũng đang thu thập dữ liệu EPV từ các trung tâm lớn trên thế giới để đưa ra các mốc thể tích chính, các bác sĩ có thể dựa vào những mốc này xác định xem nhau thai đang ở mức thể tích vừa phải, hay quá bé, hay quá lớn. “Tôi hi vọng rằng trong tương lai kiểm tra EPV sẽ được tiến hành định kì trên các thai phụ,” Kliman bày tỏ.

G2V Star (Theo PhysOrg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video