Cứ 4 cô gái tuổi teen ở Hoa Kì thì có 1 người mắc bệnh lây lan qua đường tình dục

Nghiên cứu CDC mới đây đã ước tính cứ 4 phụ nữ trẻ ở Hoa Kì trong độ tuổi 14 đến 19 thì có 1 người mắc ít nhất 1 trong những căn bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất; trong đó có các bệnh do siêu vi HPV, chlamydia, virut gây rộp da, và trùng roi trichomoniasis gây ra. Tỉ lệ phụ nữ trẻ mắc bệnh chiếm khoảng 26%, vào khoảng 3,2 triệu người. Nghiên cứu được trình bày hôm 12/03 trong Hội nghị quốc gia phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục năm 2008. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu mức độ lây lan của những căn bệnh nói chung ở phụ nữ Hoa Kì. Nghiên cứu cung cấp một cách nhìn sâu sắc đến tình trạng những căn bệnh lây lan qua đường tình dục nói chung ở phụ nữ.

Nghiên cứu được tiến hành dưới sự chỉ đạo của tiến sĩ Sara Forhan thuộc CDC. Qua đó cho thấy thiếu nữ Mỹ gốc châu Phi là những người bị nhiễm bệnh nghiêm trọng nhất. Gần một nửa số phụ nữ Mỹ gốc châu Phi trẻ tuổi (chiếm khoảng 48%) có mắc các căn bệnh lây lan qua đường tình dục, trong khi tỉ lệ này ở phụ nữ da trắng là 20%.

Hai căn bệnh phổ biến nhất là siêu vi human papillomavirus (HPV – chiếm 18%) và vi khuẩn chlamydia (4%). Các dữ liệu được dựa trên phân tích của Khảo sát dinh dưỡng và y tế quốc gia năm 2003 – 2004.

(Ảnh: iStockphoto/Roman Kazmin)
Tiến sĩ Kevin Fenton, giám đốc trung tâm quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, viêm gan siêu vi, lao và các bệnh lây lan qua đường tình dục (thuộc CDC) – cho biết: “Dữ liệu thu thập được cho thấy một mối nguy hại lớn đến sức khỏe mà các căn bệnh lây lan qua đường tình dục gây ra cho hàng triệu phụ nữ trẻ ở Hoa Kì mỗi năm. Ảnh hưởng đến sức khỏe mà các căn bệnh này gây ra đối với phụ nữ đặc biệt nghiêm trọng khiến họ có thể bị xơ cổ tử cung hoặc tệ hơn là ung thư. Do đó việc khám bệnh, tiêm vắc-xin cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác đối với những phụ nữ đang có hoạt động tình dục là ưu tiên sức khỏe hàng đầu của cộng đồng chúng ta”.

Tiến sĩ John M. Douglas, đồng thời là giám đốc ban Phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục tại CDC phát biểu: “Tỉ lệ mắc bệnh cao ở phụ nữ trẻ, đặc biệt là ở các phụ nữ Mỹ gốc châu Phi, là những dấu hiệu rõ rệt cảnh bảo chúng ta cần phải tìm ra những biện pháp nhằm hạn chế những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Khám và điều trị bệnh sớm có thể hạn chế một số hậu quả xấu của những căn bệnh này”.

CDC đề nghị thực hiện khám thường niên bệnh chlamydia đối với những phụ nữ đang có quan hệ tình dục ở độ tuổi dưới 25. CDC cũng đề nghị rằng thiếu nữ và phụ nữ từ độ tuổi 11 đến 26 chưa từng được tiêm vắc-xin hay chưa hoàn thành đủ số mũi tiêm cũng cần phải được tiêm phòng HPV đầy đủ. Nghiên cứu về các bệnh lây lan qua đường tình dục ở các thiếu nữ là một trong số hiếm hoi các nghiên cứu được trình bày hôm 11/3/2008 trong Hội nghị quốc gia phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục. Nghiên cứu đã nhấn mạnh đến một gánh nặng đáng kể mà các căn bệnh gây ra cho các thiếu nữ và phụ nữ; đồng thời đưa ra các chiến lược phòng chống sáng tạo nhằm giảm thiểu hậu quả của các căn bệnh này tại Hoa Kì.

Các dịch vụ ngừa thai bỏ lỡ cơ hội khám và phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục

Hai nghiên cứu khác được trình bày trong Hội nghị đã bàn đến cơ hội xét nghiệm các bệnh lây lan qua đường tình dục bị bỏ lỡ, đồng thời nhấn mạnh việc khám bệnh cần thiết phải được đưa vào thực hiện trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện cho các phụ nữ trẻ.

Nghiên cứu của Sherry L. Farr và đồng nghiệp (CDC) đã phát hiện thấy phần lớn phụ nữ trẻ ở độ tuổi 15 đến 24 có quan hệ tình dục (82%) áp dụng các biện pháp ngừa thai hoặc các biện pháp phòng chống HIV/các bệnh lây lan qua đường tình dục. Rất ít số phụ nữ này áp dụng cả hai biện pháp (39 %). Bên cạnh đó, chỉ có 38% phụ nữ trẻ áp dụng biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục không an toàn nhưng lại duy trì kiểm tra và điều trị HIV/ hay các bệnh lây lan qua đường tình dục. Điều đó, cho thấy rất nhiều phụ nữ có nguy cơ cao vẫn chưa tiếp nhận những dịch vụ phòng chống cần thiết.

Một nghiên cứu khác do Shoshanna Handel và Khoa sức khỏe và vệ sinh thuộc thành phố New York thực hiện đã xác định tỉ lệ đi kiểm tra các bệnh lây lan qua đường tình dục ở những phụ nữ trẻ áp dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp do quan hệ tình dục không an toàn. Nghiên cứu cho thấy chỉ 27% có kiểm tra bệnh chlamydia hoặc bệnh lậu. 12% số đó có kết quả xét nghiệm dương tính, từ đó cho thấy sự cần thiết phải xét nghiệm bệnh chlamydia hoặc bệnh lậu thường xuyên khi áp dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Các chương trình cải tiến đưa ra những biện pháp phòng chống hiệu quả

Những nghiên cứu khác trong hội nghị cũng nhấn mạnh đến các chương trình sáng tạo nhằm xét nghiệm và điều trị bệnh đồng thời tìm ra nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Một chương trình “kín” xét nghiệm chlamydia do CDC tài trợ được tiến hành trong các phòng y tế của trường cấp 3 tại California đã cho thấy tỉ lệ xét nghiệm cao ở những người tìm kiếm dịch vụ ngừa thai hoặc dịch vụ phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục (85 đến 94%). Chương trình này cũng tiết lộ rằng tỉ lệ nhiễm bệnh ở phụ nữ Mỹ gốc châu Phi cao hơn đáng kể so với phụ nữ da trắng (9,6% so với 1,7%).

Một nghiên cứu do các cơ quan y tế thành phố New York cũng đã đánh giá hiệu quả của dịch vụ khám nhanh cho phép bệnh nhân tại các bệnh viên trong thành phố tiến hành khám bệnh lây lan qua đường tình dục mà không cần qua bác sĩ kiểm tra. So sánh các dữ liệu trước và sau khi thực hiện dịch vụ khám nhanh thường xuyên, các nhà nghiên cứu nhận thấy dịch vụ khám nhanh tăng số lượng người đi kiểm tra thêm 4.588 bệnh nhân, tăng số lượng chẩn đoán người mắc bệnh lây lan qua đường tình dục lên 17%.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video