Cụ rùa Harriet được sách kỷ lục thế giới Guiness coi là động vật sống lâu nhất thế giới.
Nhiều người tin rằng cụ rùa Harriet từng là vật nuôi trong nhà của Charles Darwin.
Người ta tin rằng cụ rùa bị bắt ở ngoài khơi Ecuador hồi những năm 1830 và được nhà bác học Anh nghiên cứu khi đang ấp ủ thuyết tiến hóa.
Charles Darwin đã mang về Luân Đôn một số rùa nhí sau chuyến đi biển trên tàu HMS Beagle.
Người ta tin rằng cụ rùa Harriet nằm trong số này cho dù không ai có thể nói chắc chắn 100 phần trăm.
Động vật có tiếng
Một giả thuyết là cụ rùa Harriet đã tới Úc sau khi được trao cho một sĩ quan hải quân mà người này đã chuyển từ Anh sang sống ở Brisbane của Úc.
Các thử nghiệm ADN xác nhận cụ rùa khổng lồ này sinh ra năm 1830, chỉ vài năm trước chuyến đi của Darwin tới quần đảo Galapagos.
Tuy nhiên, cụ Harriet thuộc chủng rùa của một đảo mà Darwin chưa bao giờ đặt chân tới.
Nếu thực sự cụ đã được Darwin mang về và nghiên cứu thì khi đó cụ chỉ to bằng cái đĩa.
Tuy nhiên giờ cụ nặng 150 kilôgam và to cỡ bằng chiếc bàn ăn và cũng là một trong những động vật lừng danh tại Vườn Thú Úc tại Sunshine Coast của Queensland.
Sáng sáng cụ Harriet đều được tắm sạch sẽ và cụ có chế độ ăn kiêng với đỗ xanh và cọng tỏi tây.
Sách kỷ lục thế giới Guiness nói rằng cụ là động vật già nhất thế giới.
Những người trông nom cụ nói rằng sở dĩ cụ sống lâu như vậy là vì cụ chưa từng đẻ trứng và có cuộc sống vô tư lự.