Virus H5N1 có thể gây bệnh cho con người qua đường ruột chứ không phải chỉ qua đường hô hấp, và đôi khi tiêu chảy chính là triệu chứng của cúm gia cầm. Đó là cảnh báo của nhà vi trùng học Menno De Jong, thuộc đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford.
Theo ông De Jong, người đã nghiên cứu 18 ca nhiễm cúm gia cầm tại VN, trong một số ca bệnh, con đường lây nhiễm duy nhất là bệnh nhân đã ăn tiết canh vịt. Điều này cho thấy đường ruột cũng có thể là đường truyền bệnh hoặc là đường lây nhiễm đầu tiên. Những thử nghiệm sơ bộ ở động vật cũng cho kết quả như vậy.
Chuyên gia De Jong khẳng định nếu virus cúm gia cầm tồn tại trong cơ thể người bên ngoài phổi, một số các loại thuốc kháng virus đang được dùng để trị cúm gia cầm, như thuốc Zanavimir xịt vào mũi, có thể sẽ không có hiệu quả.
Bác sĩ Indonesia điều trị một bệnh nhân cúm gia cầm ở Jakarta (Indonesia). Ngày 9-5, Sở Y tế North Sumatra thông báo năm người cùng một gia đình ở huyện Karo trong tỉnh bị nghi nhiễm cúm gia cầm, một người đã tử vong (Ảnh: AFP) |
HIẾU TRUNG