Cúm gia cầm có thể lây lan gián tiếp

Virus H5N1 có thể bám vào mặt đất, hoặc lẫn trong bụi phân gia cầm, qua đó lây lan một cách gián tiếp qua con người. Đó là khẳng định trong báo cáo công bố ngày 16-1 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo Reuters, nhóm nghiên cứu của WHO đã xem xét lại 350 trường hợp người nhiễm H5N1 tại 14 quốc gia (217 người đã thiệt mạng), và phát hiện 25% trường hợp chưa có lý giải về nguyên nhân lây nhiễm. "Lan truyền từ môi trường sang con người là có thể xảy ra", báo cáo viết.

Tại một chợ gia cầm ở Ấn Độ. Mới đây, hàng chục ngàn gia cầm tại bang miền đông Tây Bengal bị chết vì H5N1 - (Ảnh: AFP)

Các nhà nghiên cứu nhận định H5N1 có thể tồn tại trong chất lỏng từ cơ thể gia cầm hoặc trong chất thải gia cầm bám trên mặt đất, lây sang con người qua đường mũi và miệng. Theo báo cáo, hiện vẫn chưa rõ sự lây nhiễm virus H5N1 có thể bắt đầu từ đường ruột hay không. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp người nhiễm, bệnh tiêu chảy xuất hiện trước các triệu chứng hô hấp, và virus H5N1 có tồn tại trong phân.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh nguyên nhân lây nhiễm cúm gia cầm chủ yếu vẫn là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh. Khả năng lan truyền từ người sang người chỉ xảy ra trong phạm vi rất hẹp, giữa những người thân thường xuyên tiếp xúc với nhau.

Nhóm nghiên cứu WHO cũng cho biết thời kỳ ủ bệnh do lây từ gia cầm thường kéo dài khoảng 7 ngày, và trong nhiều trường hợp có thể chỉ là 2-5 ngày. Trong khi đó, thời kỳ ủ bệnh do lây lan từ người sang người kéo dài 3-5 ngày. Nạn nhân cúm gia cầm thông thường tử vong trong 9-10 ngày nếu không được sớm điều trị.

HIẾU TRUNG

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video