Cúm gia cầm: diễn biến ngày càng phức tạp

Mặc cho các nước đều đã đánh động về cúm gia cầm và từng quốc gia đều có chính sách riêng để đối phó với cúm, căn bệnh này vẫn tiếp tục tỏa ra về hướng tây và mới nhất, gây ra một ổ dịch trong một bầy vịt ở Thụy Điển, bên bờ tây châu Âu.

Một người bán vịt tại Bắc Kinh đưa cho con gái của chị một con vịt vừa bị giết mổ

Phòng thí nghiệm Thụy Điển cuối tuần qua phát hiện virus cúm ở một con trong bầy đã chết và đang xét nghiệm tiếp để xác định loại virus. Cùng lúc đó, nước Anh nhận được tại cửa khẩu một con két nhiễm virus H5, chết ngay trong phòng cách ly.

Con két này đã được nhập từ Surinam (Nam Mỹ) và có lúc đã được giữ chung với một lô hàng chim ký gửi từ Đài Loan. Ở Croatia, các nhà chức trách thông báo cái chết của sáu con thiên nga tại một vùng hồ và cho biết đang xét nghiệm để xác định bệnh.

Bộ Nông nghiệp Croatia cho biết tất cả gia cầm trong phạm vi 3km bán kính sẽ phải bị tiêu hủy để ngăn chặn cúm gia cầm. Nga có thêm một ổ dịch mới ở Tula, cách Matxcơva 300km về phía nam.

Các cơ sở thú y của Nga bày tỏ rằng họ nghi ngờ virus cúm gia cầm đã lan ra 24 khu vực (20 ở vùng Novosibirsk, ba trong vùng Kurgan và một ở Stavropol). Trong khi đó, Romania vừa tuyên bố khống chế cúm H5N1 ở hai điểm phía đông nam đất nước này được vài giờ đã phải tiếp tục thông báo về một trường hợp nghi nhiễm mới ở miền đông bắc.

Trong tình hình cúm gia cầm đe dọa dồn dập như vậy đối với châu Âu, các nước ở đây vẫn chưa thống nhất về những biện pháp phòng chống. Anh đã gửi công hàm lên Liên minh châu Âu đề nghị cấm nhập tất cả gia cầm hoang dã từ bất kỳ nước nào trên thế giới.

Áo, Thụy Sĩ, Đức buộc nông dân phải đưa tất cả gia cầm vào chuồng; riêng Đức còn áp dụng một khoản phạt tương đương 30.000 USD cho những ai vi phạm. Tuy nhiên, Pháp kiên quyết chống lại biện pháp đưa gia cầm vào chuồng vì sợ gây ra cho loài vật những vấn đề về loạn thần kinh.

Ở châu Á, Thái Lan vừa đưa ra hai nghị định mới để siết chặt hơn nữa công tác chống cúm gia cầm với những nội dung như: cấm nông dân nuôi gia cầm trong phạm vi bán kính 10km cách nơi bệnh đã bị phát hiện, mà phải đợi sau 90 ngày kể từ lúc con vật cuối cùng bị tiêu hủy...

Đồng thời Thái Lan cũng cảnh báo khả năng có thêm ổ bệnh mới. Tại Trung Quốc, các nhà chức trách cho biết nước này sẽ đóng cửa biên giới nếu phát hiện một trường hợp nào người truyền bệnh cho người.

Sau khi trở về từ chuyến công du châu Á, Thứ trưởng Mỹ Paula Dobriansky cho biết chính phủ nước này vừa quyết định chi 38 triệu USD giúp VN, Lào, Campuchia tăng cường công tác giám sát, xét nghiệm và đào tạo nhân lực về cúm gia cầm.

"Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị để đề nghị quốc hội thêm nhiều khoản quĩ nữa", bà cho biết. Cuối tuần rồi, Ngân hàng Phát triển châu Á cũng thông báo một khoản chi 58 triệu USD để giúp khu vực chống cúm gia cầm.

TH.TÙNG (Theo TST, ABC, AFP, BKP)

Theo Tuổi trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video